Nắm được cách tính dung tích xi lanh sẽ biết được khả năng chứa đựng nhiên liệu xăng hoặc dầu của chiếc xe. Động cơ có nhiều xi lanh sẽ chứa được nhiều nhiên liệu hơn, mang đến công suất và lực kéo lớn hơn cho xe, nhưng đồng thời cũng tốn nhiều chi phí hơn.
Dung tích xi lanh là gì?
Để biết cách tính dung tích xi lanh, trước tiên cần hiểu dung tích xi lanh là gì. Theo đó, dung tích xi lanh là tổng thể tích của lượng xăng hoặc dầu mà một hoặc nhiều xi lanh (với động cơ nhiều xi lanh) có thể chứa.
Chẳng hạn, động cơ V8 có 8 xi lanh, mỗi xi lanh có thể tích là 0.5 lít thì tổng dung tích của động cơ là 4 lít. Với xe máy, dung tích xi lanh được đo bằng đơn vị CC; còn ô tô tính bằng lít. 1 Lít tương đương 1000cc.
Sức mạnh của động cơ phụ thuộc nhiều bởi dung tích của xi lanh, động cơ có dung tích lớn thì động cơ càng mạnh, tạo ra nhiều lực kéo cho xe. Tuy nhiên, động cơ có dung tích lớn thì cũng cần tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
Dung tích xi lanh là tổng thể tích của lượng xăng hoặc dầu mà tất cả xi lanh có thể chứa
Cách tính dung tích xi lanh chính xác nhất
Dung tích xi lanh của động cơ xe máy và động cơ ô tô được tính toán công thức khác nhau. Dưới đây là cách tính dung tích xi lanh cụ thể cho xe máy và ô tô.
Cách tính dung tích xi lanh xe máy đơn giản
Đối với xe máy, bạn sử dụng công thức tính dung tích sau:
V = (R^2 x 3.14 x hành trình piston)/1000, R được qui ước là bán kính của piston bên trong xi lanh.
Ví dụ: Một chiếc xe máy Vision có R^2 = 49.1 mm, hành trình hoạt động của piston là 57.9mm. Theo đó, dung tích của xe là V = [(52.4:2)^2 x 3.14 x 57.9]/1000 = 110cc.
Dung tích xi lanh xe máy được tính theo công thức rất đơn giản
Cách tính dung tích xi lanh ô tô dễ hiểu nhất
Với ô tô, bạn hãy sử dụng công thức tính dung tích sau: V(h) = π*D2/4*S
Trong đó:
-
V(h) qui định là thể tích xi lanh của động cơ ô tô;
-
π là là số pi = 3.14;
-
D là đường kính của xi lanh đó (mm);
-
S là hành trình của piston (mm), được tính bằng khoảng cách từ điểm chết dưới (DCD) đến điểm chết trên (ĐCT).
Bên cạnh công thức tính dung tích trên, cách tính dung tích xi lanh ô tô còn có thể theo các công thức sau:
-
Thể tích tất cả xi lanh: V(a)=V(h)+V(c) (Trong đó V(h)thể tích công tác , V(c) là thể tích buồng đốt xi lanh).
-
Thể tích hoạt động của động cơ V(e)= V(h) * i (Trong đó V(h) là thể tích công tác của xi lanh và (i) là số xi lanh của động cơ.)
Có nhiều cách tính dung tích xi lanh ô tô khác nhau
Dung tích xi lanh bao nhiêu là đủ?
Không có quy ước cụ thể về dung tích xi lanh của động cơ ô tô. Mà dung tích xi lanh sẽ được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng loại xe.
Xe có dung tích xi lanh lớn thì động cơ mạnh và tạo ra nhiều lực kéo. Thông thường, xe tải sẽ có dung tích xi lanh lớn hơn các dòng xe con phổ thông, bởi xe tải cần lực mạnh để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa nặng. Với xe con thông thường chỉ chở người nên không cần thiết phải có dung tích xi lanh lớn.
Tuy nhiên, khả năng vận hành và hiệu suất của xe không hoàn toàn phụ thuộc vào dung tích hay nói cách khác là công suất của động cơ. Các yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe như khối lượng xe, hệ thống treo của xe, khung gầm xe…
Vì vậy, một dòng xe có dung tích xi lanh lớn không có nghĩa là có khả năng tăng tốc mạnh hơn các dòng xe khác có dung tích xi lanh nhỏ hơn.
Ảnh hưởng của dung tích xi lanh tới công suất động cơ của ô tô
Dung tích của xi lanh sẽ ảnh hưởng đến động cơ theo hai cách chủ yếu như sau:
-
Dung tích xi lanh lớn thì lượng nhiên liệu cần đưa vào động cơ cũng nhiều hơn, công suất được tạo ra lớn hơn nhưng cũng có nghĩa là lượng khí thải ra môi trường nhiều hơn.
-
Dung tích xi lanh lớn sẽ tạo ra lực kéo mạnh và đặc biệt là vòng tua máy thấp. Nhờ đó khả năng tăng tốc của xe nhanh hơn và vận hành êm ái hơn ở vận tốc cao.
Dung tích xi lanh ảnh hưởng đến lực kéo và lượng nhiên liệu tiêu thụ của động cơ
Động cơ một xi lanh và nhiều xi lanh khác nhau như thế nào?
Động cơ một xilanh |
Động cơ nhiều xilanh |
|
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Động cơ nhiều xi lanh có cấu tạo phức tạp hơn, nhiều chi phí hơn và tạo ra lực mạnh hơn một xi lanh
>>> Xem thêm: Động cơ đốt trong là gì? Ứng dụng của động cơ đốt trong
Số chấm trên động cơ có ý nghĩa gì?
Bên ngoài mỗi dòng xe ô tô thường có ghi các ký hiệu như 2.0, 3.0, 3.5… Dấu chấm trong ký hiệu này có ý nghĩa là tổng thể tích của xi lanh trong động cơ. Nếu số chấm càng cao thì tổng thể tích xi lanh càng lớn. Đây là điều mà những người am hiểu về xe và có kinh nghiệm lái xe nắm rất rõ.
Một xe có nhiều xi lanh thì động cơ càng mạnh mẽ, khả năng sản sinh công suất cũng lớn. Số chấm trên mỗi động cơ thể hiện sự khác biệt giữa các động cơ xe ô tô khác nhau.
Dấu chấm trong trên động cơ có ý nghĩa là tổng thể tích của xi lanh trong động cơ
Cách tính dung tích xi lanh giúp ước tính lượng nhiên liệu chuẩn cần đáp ứng cho nhu cầu của xe, từ đó tính toán được chi phí dành cho nhiên liệu động cơ cũng như tính kinh tế khi lựa chọn xe. Nếu như bạn là lái xe mới hãy theo dõi Nuoixe.vn để biết thêm nhiều mẹo hay về kinh nghiệm lái xe nhé!
>>> Xem thêm:
- Động cơ diesel là gì? Các loại động cơ diesel hoạt động thế nào?
- Động cơ Hybrid là gì? Động cơ Hybrid có tiết kiệm nhiên liệu