Hệ thống lái giúp tài xế kiểm soát hướng và điều khiển xe ô tô, vì vậy nếu vô lăng trợ lực điện bị nặng sẽ rất nguy hiểm khi xe di chuyển với tốc độ cao. Các bác tài hãy trang bị cho mình những nguyên nhân và cách khắc phục tương ứng trong tình huống này, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người ngồi trên xe.
Nguyên nhân vô lăng trợ lực điện bị nặng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô lăng trợ lực điện bị nặng, có cả nguyên nhân từ người sử dụng và từ chính bản thân chiếc xe. Trong đó, một số nguyên nhân hay gặp phải có thể kể đến như:
Dầu trợ lực bị bụi bẩn, cô đặc
Sau khi xe hoạt động được một thời gian dài, cũng giống như các chất lỏng khác, dầu trợ lực sẽ bị tích tụ bụi bẩn, bị lẫn các mảnh vụn và tạp chất. Khi lớp bụi bẩn này tích tụ quá dày hoặc lớp dầu bị cô đặc sẽ khiến dầu không đủ tiết ra để bôi trơn trục lái. Thiếu dầu trợ lực sẽ khiến vô lăng bị nặng, khó bẻ lái khi cho xe hoạt động.
Thiếu dầu trợ lực sẽ khiến vô lăng bị nặng, khó bẻ lái khi cho xe hoạt động
>>>>Có thể bạn quan tâm: Dầu trợ lực lái là gì?
Dây curoa dẫn động bơm trợ lực bị lệch
Nguyên nhân tay lái nặng cũng có thể do dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Việc này khiến cho công suất dẫn động bị thiếu do đó sẽ dẫn đến tình trạng vô lăng bị nặng khó bẻ lái.
Nguyên nhân do dầu trợ lực bị rò rỉ hoặc bị thiếu
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc vô lăng trợ lực điện bị nặng. Thiếu dầu lái sẽ làm cho áp suất trong máy bơm bị thiếu. Lúc này tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay được dễ dàng hơn.
Do áp suất lốp của xe hoạt động chưa tốt
Áp suất lốp xe cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của vô lăng. Khi lốp xe bị xì hơi, không đủ áp suất để xe di chuyển, việc đánh lái sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trong trường hợp lốp bị mòn hoặc không đảo lốp định kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô lăng bị nặng. Các bác tài cần kiểm tra lốp định kỳ thường xuyên để hạn chế tình trạng này và giúp quá trình lái xe an toàn hơn.
Thước lái hoạt động hiệu suất kém
Thước lái là bộ phận được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Thước lái bị mòn sẽ khiến khớp nối không hoạt động được trơn tru, bị rít và khiến vô lăng bị nặng. Nếu tình trạng vô lăng bị cứng xảy ra trong lúc khởi động xe, thì nguyên nhân chính đến từ thước lái.
Nhiều tài xế thường không để ý đến vấn đề này, vẫn cho xe hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu không kịp thời sửa chữ thì sau thời gian dài sử dụng sẽ khiến thước lái bị hư hỏng.
Thước lái bị mòn sẽ khiến khớp nối không hoạt động được trơn tru, bị rít và khiến vô lăng bị nặng
Bơm trợ lực hỏng
Bơm trợ lực có tác dụng tạo đủ lượng áp suất cung cấp cho hệ thống trợ lực lái. Nếu bơm trợ lực bị hỏng hoặc bị ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do nào cũng sẽ khiến lượng áp suất bị thiếu hụt và vô lăng khó bẻ lái được vào những khúc cua.
Cách khắc phục vô lăng trợ lực điện bị nặng đơn giản và hiệu quả
Với mỗi nguyên nhân khác nhau, các bác tài cần có những biện pháp khắc phục tình trạng vô lăng bị nặng khác nhau.
Nếu vô lăng nặng do thiếu dầu bơm trợ lực lái, thì hãy thay ngay dầu, sửa hoặc thay mới bơm trợ lực. Để đảm bảo mức độ chắc chắn và an toàn, bạn hãy mang xe đến các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng xe, để quá trình này được diễn ra nhanh chóng và chính xác nhất.
Còn nếu vô lăng nặng do hư hỏng hệ thống thước lái, bơm trợ lực bị mòn hoặc dây đai dẫn dầu bị hư hỏng. Thì cách nhanh nhất là hãy mang xe đến gara sửa chữa để sửa hoặc thay mới bộ phận đó nếu cần thiết.
Những lưu ý để tránh vô lăng trợ lực điện bị nặng
Trong quá trình vận hành xe, cách lái xe sử dụng vô lăng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của nó. Nếu không được sử dụng đúng cách, thì hệ thống lái sẽ thường xuyên bị hư hỏng.
Đánh lái chết
Đánh lái chết hay còn gọi là đánh lái nguội là kiểu lái xe xoay hết vô lăng sang trái hoặc sang phải khi dừng. Lỗi này thường xuyên gặp phải ở các tài xế mới, chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe. Nếu thao tác này được lặp lại liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống lái điện của xe.
Hành động này nếu xảy ra trong một thời gian nhất định sẽ làm quá tải mô-tơ của hệ thống lái điện, sinh ra nhiệt cao, hộp điều khiển hệ thống sẽ giảm lực hỗ trợ. Lúc này lái xe sẽ cảm thấy vô lăng nặng hơn và trong trường hợp sinh nhiệt cao, vô lăng có thể bị khóa cứng.
Thêm vào đó, việc lái xe đánh lái chết sẽ khiến cho lốp trước nhanh mòn hơn lốp sau. Người lái rất khó cảm nhận được hướng của xe bởi xe đang đứng yên. Để tránh tình trạng này, các tài xế mới nên hạn chế đánh lái chết khi mới học lái xe, thay vào đó nên chọn mô hình học đánh lái được thiết lập sẵn tại các trung tâm dạy lái xe.
Đánh lái chết trong thời gian dài sẽ làm vô lăng nặng hơn và trong trường hợp sinh nhiệt cao, vô lăng có thể bị khóa cứng
>>>>Xem thêm: Hệ thống lái trợ lực điện ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Chạy qua ổ voi, ổ gà với tốc độ cao
Hành động thường xuyên chạy xe qua ổ gà, ổ voi với tốc độ cao không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống lái, hệ thống treo mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên xe. Việc này sẽ làm rơ lỏng thước lái, hoặc có thể hỏng thước lái.
Chay xe qua ổ voi, ổ gà sẽ làm xe sẽ gặp một số vấn đề như: lốp xe mòn không đều, vô lăng bị rung khi chạy với tốc độ cao, chệch hướng lái… những vấn đề này sẽ gây ra các cảm giác khó chịu khi lái xe và tốn rất nhiều chi phí sửa chữa, khắc phục hoặc thay mới nếu cần thiết.
Đánh vô lăng quá nhanh
Trong quá trình lái xe thực hiện các thao tác như drift, quay vô-lăng ở tốc độ cao và gắt sẽ mang đến cảm giác hưng phấn. Tuy nhiên, các bác tài không nên thường xuyên thực hiện thao tác này vì sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực lái điện. Nếu đánh vô lăng quá nhanh trong thời gian dài, chủ xe sẽ phải trả một số tiền lớn cho việc bảo hành, bảo dưỡng xe và tu sửa lại hệ thống lái.
Đánh vô lăng quá nhanh thường xuyên sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực lái điện
Không căn chỉnh thước lái theo định kỳ
Căn chỉnh thước lái hay căn chỉnh hệ thống chính là việc điều chỉnh góc đặt của bánh xe sao cho chúng giống với thông số được chỉ định bởi nhà sản xuất xe. Việc căn chỉnh định kỳ này sẽ đảm bảo cho xe có khả năng kiểm soát chính xác, giảm thiểu tối đa các vấn đề phát sinh liên quan đến mức độ ổn định và khả năng đánh lái của chiếc xe.
Ngoài ra, việc căn chỉnh thước lái còn làm giảm thiểu hiện tượng các lốp mòn không đều và rách lốp, kéo dài tuổi thọ lốp và tăng mức độ an toàn chung khi vận hành xe. Thông thường, hệ thống thước lái nên được căn chỉnh lại sau khi xe đã di chuyển được từ 15.000-20.000 km. Các bác tài cũng nên căn chỉnh thêm góc đặt bánh để hạn chế các hiện tượng lốp mòn không đều, giảm tiếng ồn từ lốp, giảm rung vô lăng,…
Hệ thống lái là bộ phận rất quan trọng của xe ô tô. Tình trạng vô lăng trợ lực điện bị nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn trong quá trình vận hành xe. Sau khi đã nắm được đầy đủ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này, các bác tài hãy thường xuyên kiểm tra xe, cũng như kiểm tra hệ thống lái. Nuoixe.vn chúc bạn có những chuyến hành trình di chuyển thật an toàn.