Giảm xóc ô tô giúp xe di chuyển mượt mà, không bị rung lắc, giúp lái xe và hành khách thoải mái hơn. Tuỳ thuộc vào dòng xe mà giá giảm xóc sẽ khác nhau. Lái xe cần nắm rõ cách kiểm tra tình trạng hoạt động của giảm xóc. Từ đó, kịp thời sửa chữa và thay thế giảm xóc hư hỏng, tránh ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.
Tác dụng thực của giảm xóc ô tô không phải ai cũng biết
Giảm xóc ô tô là một bộ phận nằm trong hệ thống treo của xe ô tô có tác dụng giảm rung, giúp xe di chuyển êm ái, mượt mà hơn. Đặc biệt, khi lái xe vào những địa hình khắc nghiệt, không bằng phẳng, nhiều lồi lõm và ổ gà, thậm khí là khúc cua nguy hiểm. Nguyên lý hoạt động của giảm xóc ô tô chính là hấp thụ lực lên xe và làm giảm các dao động tự do phát sinh từ lực đàn hồi. Tuỳ thuộc vào loại xe, hãng sản xuất mà giảm xóc được chia ra thành nhiều loại.
Giảm xóc ô tô là một bộ phận nằm trong hệ thống treo của xe ô tô có tác dụng giảm rung
Các loại giảm xóc ô tô phổ biến nhất hiện nay
Giảm xóc ô tô đóng vai trò quan trọng trong vận hành của xe ô tô. Do đó, lái xe cần thường xuyên kiểm tra và lựa chọn loại giảm xóc ô tô phù hợp để thay thế. Đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển êm ái của xe.
Bảng các loại giảm xóc ô tô phổ biến nhất hiện nay:
Tên loại giảm xóc |
Cấu tạo |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Giảm xóc cho ô tô dạng 1 ống |
Cấu trúc giảm xóc trên ô tô gồm một ống được chia thành hai buồng riêng biệt: buồng dầu và buồng hơi. Hai buồng này được ngăn cách bởi một Piston kín có khả năng di chuyển tự do. Khi ô tô di chuyển qua các địa hình gập ghềnh, cấu trúc giảm xóc này hoạt động để giảm thiểu tác động lên xe. |
Nhờ cơ chế xung lực ngược chiều, giảm xóc dạng 1 ống có thể giảm dao động, rung lắc mạnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. |
Giảm xóc 1 ống cho ô tô không có ống chân không. Do đó, không thể bù vào phần thể tích bị thiếu hụt cho buồng hơi ở phía dưới buồng dầu. |
Giảm xóc cho ô tô dạng 2 ống |
Giảm xóc 2 ống gồm 4 phần:
|
Giá thành rẻ, độ bền cao. Do đó, được sử dụng phổ biến ở các dòng xe con. |
Thường xuyên bị rò rỉ dầu trong các khe chuyển động. Loại giảm xóc này không phù hợp với địa hình rung lắc ngang như: núi dốc, triền đồi,... |
Giảm xóc ô tô dạng 2 ống dùng hơi áp lực |
Giảm xóc ô tô dạng 2 ống dùng hơi áp lực cấu trúc gồm:
|
|
|
Giảm xóc ô tô Vario |
Giảm xóc Vario bao gồm:
Loại giảm xóc này hoạt động như một lò xo giảm xóc ô tô, kết hợp với hệ thống giảm chấn sử dụng nguyên lý hơi và dầu. |
Dễ dàng thích nghi với các loại địa hình với độ xóc khác nhau. Giảm chấn hiệu quả. |
Dễ bị hư hỏng khi gặp vật cản. Chỉ hoạt động khi xe đã khởi động. |
Giảm xóc hơi |
Giảm xóc hơi có cấu tạo gồm:
|
Dễ dàng thay đổi độ bóng hơi giúp giảm rung chấn, dao động khi xe di chuyển. |
Chỉ có thể hoạt động khi xe đã được khởi động. Vì vậy, xe rất dễ bị hư hỏng khi di chuyển vào địa hình cao, dốc. |
Giảm xóc khí - thuỷ lực |
Cấu tạo của giảm xóc khí - thuỷ lực như sau:
|
Thoải mái điều chỉnh van điều khiển phù hợp với điều kiện mặt đường và tải trọng của xe. |
Giá thành cao. Phù hợp với các dòng xe con. |
Lái xe cần thường xuyên kiểm tra và lựa chọn loại giảm xóc ô tô phù hợp để thay thế
Bảng giá giảm xóc ô tô
Giảm xóc ô tô khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Do đó, để lựa chọn bộ phận giảm xóc ô tô phù hợp, bạn cần xem xét giá thành và chất lượng.
Bảng giá giảm xóc ô tô năm 2024:
Tên loại giảm xóc |
Giá |
Phù hợp với loại xe |
TJM |
2x.000.000 đồng |
SUV và xe bán tải |
Amadaxtreme |
1x.000.000 đồng |
SUV và xe bán tải |
Profender |
2x.000.000 đồng |
SUV và xe bán tải |
Bcracing |
1x.000.000 đồng |
Sedan, SUV, CUV |
OME |
1x.000.000 đồng |
SUV và xe bán tải |
Titan V2 |
2x.000.000 đồng |
Sedan, SUV, CUV |
Neotech |
1x.000.000 đồng |
Sedan, SUV, CUV |
Bảng giá sản phẩm giảm xóc ô tô dao động khoảng từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tuỳ loại. Để có giá thành chi tiết, bạn có thể tham khảo trang website chính hãng của sản phẩm.
Để lựa chọn bộ phận giảm xóc ô tô phù hợp, bạn cần xem xét giá thành và chất lượng
Thay giảm xóc ô tô nên chọn loại nào?
Hiện nay, trên thị trường có sự đa dạng về loại giảm xóc ô tô với nhiều lựa chọn về chủng loại và thiết kế. Mỗi sản phẩm có đặc điểm chất lượng và hiệu suất riêng. Trước khi quyết định độ giảm xóc cho xe ô tô của bạn, việc tìm hiểu kỹ về các thông số kỹ thuật của xe mà bạn sử dụng là vô cùng quan trọng.
Nên chọn các thương hiệu giảm xóc có uy tín trên thị trường, để đảm bảo độ bền và chất lượng. Điều này sẽ giúp xe ô tô di chuyển một cách linh hoạt hơn, mang lại trải nghiệm lái xe êm ái và ổn định hơn.
Nên chọn các thương hiệu giảm xóc có uy tín trên thị trường, để đảm bảo độ bền và chất lượng
Cách kiểm tra giảm xóc ô tô
Vận hành xe ô tô, lái xe cần quan tâm đến hệ thống giảm xóc. Điều này giúp xe luôn trong trạng thái ổn định và việc di chuyển tiện lợi, hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách kiểm tra giảm xóc ô tô tài xế cần chú ý.
Quan sát phần phía trước xe
Đỗ xe ở địa hình bằng phẳng, không có lồi lõm hoặc ổ gà. Sau đó, quan sát độ cao của hai bánh xe trước. Nếu hai bánh xe bằng nhau, không bị vênh hoặc lệch có nghĩa là bộ phận giảm xóc vẫn ổn định.
Nếu chủ xe biết thông tin chính xác về hệ thống treo, có thể so sánh thông số chuẩn với độ cao của xe để kiểm tra. Nếu có sự chênh lệch giữa độ cao và thông số chuẩn, có thể có một phần của hệ thống treo hoặc lò xo giảm xóc đã bị hư hỏng.
Dùng lực test độ nhún phần đầu xe
Kiểm tra độ nhún phần đầu xe cũng là một trong những cách hiệu quả giúp lái xe nhận biết tình trạng hoạt động của bộ giảm xóc ô tô. Cụ thể, tài xế đứng trước phần đầu xe, tì phần đầu gối lên phần cứng của cản xe hoặc trực tiếp dùng một lực thật mạnh để nhấn phần đầu xe xuống dưới. Nếu như thấy xe có độ nhún kém hoặc trở về trạng thái ban đầu chậm có nghĩa là hệ thống giảm xóc đang gặp trục trặc.
Kiểm tra độ nhún phần đầu xe là một trong những cách hiệu quả giúp lái xe nhận biết tình trạng hoạt động của bộ giảm xóc ô tô
Quan sát trực tiếp để thực hiện kiểm tra
Theo kinh nghiệm lái xe của một số tài xế, có thể trực tiếp quan sát bộ phận giảm xóc để đánh giá khả năng hoạt động của nó. Nếu bạn thấy dầu thủy lực rò rỉ ra ngoài, điều này cho thấy các phốt làm kín của lò xo và ống nhún đã bị hư hỏng. Hiện tượng này làm cho bộ phận giảm xóc không còn hoạt động tốt trên xe hơi. Khi đó, bạn nên đưa xe đến gara để được sửa chữa hoặc thay thế các phần bị hỏng, nhằm đảm bảo an toàn khi lái xe.
Dấu hiệu hư hỏng giảm xóc ô tô
Giảm xóc giúp xe ô tô vận hành êm ái, mượt mà, tránh rung lắc gây cảm giác không thoải mái cho lái xe và hành khách. Một số dấu hiệu hư hỏng giảm xóc ô tô bạn có thể tham khảo để có chuyến đi thuận lợi.
Lốp mòn không đều
Bộ phận giảm xóc gặp trục trặc, làm mất cân bằng xe khi di chuyển. Lâu dài làm đầu xe nghiêng, trọng lực đè lên hai bên lốp xe không cân. Vì vậy, nếu thấy lốp xe mòn không đồng đều, lái xe cần kiểm tra giảm xóc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu thấy lốp xe mòn không đồng đều, lái xe cần kiểm tra giảm xóc để có biện pháp xử lý kịp thời
>>> Xem thêm:
Xe bị rung lắc dữ dội
Giảm xóc có nhiệm vụ hấp thụ và giảm dao động của xe trong quá trình di chuyển. Khi bộ phận giảm xóc bị hư hỏng, khả năng hấp thụ và điều tiết rung lắc của xe giảm đi, dẫn đến một trải nghiệm lái xe không ổn định và không thoải mái. Do đó, khi xe bị rung lắc dữ dội có thể là dấu hiệu của bộ phận giảm xóc hư hỏng.
Xe dễ bị trượt và lệch hướng
Khi bộ giảm xóc bị gãy hoặc bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng dẫn đến vô lăng của xe ô tô bị rung và lệch, đồng thời xe có xu hướng nghiêng về một bên. Tài xế có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển vô lăng, gây ra sự không ổn định và dễ chệch hướng của xe. Từ đó, gây nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông. Trong trường hợp này, cần phải kiểm tra và thay thế bộ giảm xóc để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Khi phanh, xe bị nhún xuống mạnh
Khi lái xe, nếu xuất hiện tình trạng đầu xe bị nhún mạnh và sâu khi chuyển hướng hoặc di chuyển trên đường mấp mô có thể là do bộ phận giảm xóc hư hỏng. Đặc biệt, khi phanh gấp, thấy đầu xe lắc lư, không ổn định. Khi đó, cần đưa xe đi kiểm tra lập tức để tránh va chạm giao thông.
Như vậy ở bài viết trên Nuoixe.vn đã cung cấp cho bạn tất cả thông tin về giảm xóc ô tô. Bộ phận giảm xóc ô tô giúp hành trình di chuyển trở nên mượt mà hơn. Tuy nhiên, lái xe cần chú ý đến một số dấu hiệu giảm xóc hư hỏng như: lốp xe mòn không đều, xe bị nhún mạnh khi phanh,... Từ đó, dễ dàng kiểm tra và thay thế kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.