Bảo hiểm thân vỏ ô tô rất quan trọng, nhưng những kinh nghiệm mua bảo hiểm thân vỏ ô tô sao cho hiệu quả thì không phải chủ xe nào cũng biết. Nếu bạn đang có ý định mua ô tô, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức về bảo hiểm để tránh mất tiền oan.
Khái quát tổng quan về bảo hiểm thân vỏ ô tô
Đúng như tên gọi của nó, bảo hiểm thân vỏ ô tô là loại bảo hiểm dành riêng cho các bộ phận bên ngoài của chiếc xe mà phổ biến nhất là thân vỏ của xe và hệ thống đèn chiếu sáng. Đây là những bộ phận hay bị tổn hại nhất khi xảy ra va chạm giữa các xe.
Bảo hiểm thân xe có bắt buộc không? Câu trả lời là không, bảo hiểm thân vỏ là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện. Vì vậy, cách tính bảo hiểm thân vỏ ô tô cũng dựa trên cơ sở thỏa thuận giữ khách hàng và công ty bảo hiểm.
Hiện nay, trên thị trường đang có 2 loại bảo hiểm thân vỏ ô tô phổ biến đó là:
-
Bảo hiểm thân vỏ mức miễn bồi thường có khấu trừ.
-
Bảo hiểm thân vỏ không trừ khấu hao thay mới.
Mặc dù bảo hiểm thân vỏ ô tô là không bắt buộc, tuy nhiên, theo kết quả của các cuộc khảo sát thì có đến hơn 80% các chủ xe đang sử dụng loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm thân vỏ ô tô là bảo hiểm dành riêng cho các bộ phận bên ngoài của xe
Tại sao các chủ xe nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô?
Xe ô tô là một tài sản có giá trị lớn, khi tham gia giao thông, bạn có thể gặp rất nhiều tình huống va chạm bất ngờ, không thể kiểm soát, gây hư hại cho xe. Vậy nên, việc mua bảo hiểm thân vỏ ô tô sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sửa chữa, tu sửa xe.
Những nguyên nhân có thể gây hư hỏng cho chiếc xe của bạn thường gặp là:
-
Tài xế mắc lỗi khi lái xe, dẫn đến tai nạn.
-
Có người phá hoại xe.
-
Xe gặp các sự cố bất ngờ do thiên tai.
-
Xe hỏng do chất lượng đường đi kém.
Loại bảo hiểm này đặc biệt cần thiết cho các bác tài mới, chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe, dễ gây va chạm trên đường.
Chủ xe nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô để tiết kiệm chi phí sửa chữa
Các hình thức của bảo hiểm thân vỏ ô tô
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp và cũng có rất nhiều loại bảo hiểm thân vỏ khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia làm 5 loại phổ biến sau:
-
Gói bảo hiểm thân vỏ cơ bản: Loại này sẽ bảo vệ quyền lợi của chủ xe trong trường hợp xe bị hư hỏng, xảy ra va chạm thân vỏ hay máy móc. Thực tế, gói bảo hiểm này sẽ thường được các chủ xe mua kèm với gói bảo hiểm mất cắp phụ tùng, bảo hiểm thủy kích hoặc bảo hiểm cháy nổ cho xe.
-
Gói bảo hiểm mất cắp phụ tùng: Mua gói bảo hiểm này, chủ xe có thể được bồi thường khi bất kỳ loại phụ tùng nào trên xe bị mất cắp. Các loại phụ tùng của các dòng xe tầm trung trở lên có giá khá cao, do đó tình trạng trộm cắp xảy ra rất thường xuyên.
-
Gói bảo hiểm thủy kích (bảo hiểm ngập nước): Loại bảo hiểm này sẽ chi trả chi phí sửa chữa xe nếu có tình trạng xe hỏng do ngập nước gây ra.
-
Gói bảo hiểm cháy nổ: Mua gói bảo hiểm này, chủ xe sẽ được hoàn lại số tiền tương ứng với mức thiệt hại xảy ra khi xe gặp phải sự cố cháy nổ xuất phát từ nguyên nhân khách quan bên ngoài hoặc do chính nội tại chiếc xe gây ra.
-
Gói bảo hiểm toàn bộ: đây là gói bảo hiểm có cấp độ cao nhất. Nội dung là công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả toàn bộ chi phí sửa chữa xe từ thân vỏ, máy móc, mất cắp, thủy kích, cháy nổ hay khi khách hàng gặp bất cứ sự cố gì.
Gói bảo hiểm thân vỏ toàn bộ cấp độ cao nhất cho xe ô tô
Mức miễn thường của các loại bảo hiểm thân vỏ
Mức miễn thường bảo hiểm thân vỏ ô tô là mức giới hạn mà công ty bán bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xe xảy ra tổn thất. Trên thị trường hiện nay, các gói bảo hiểm thân vỏ có 2 loại miễn thường như sau: một là loại miễn thường có khấu trừ, hai là miễn thường không khấu trừ.
Trong đó, với mức miễn thường có khấu trừ, khi có thiệt hại xảy ra, chủ xe sẽ là người chi trả phí sửa chữa xe, nếu mức thiệt hại của xe nằm dưới mức phí bảo hiểm quy định. Còn nếu xe thiệt hại lớn hơn mức quy định của bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả một nửa phần thiệt hại và chủ xe sẽ chi trả nốt phần còn lại theo mức miễn thường đã được đề ra.
16 trường hợp bị từ chối bồi thường
Bảo hiểm thân vỏ thì rất phổ biến, thế nhưng những kinh nghiệm mua bảo hiểm thân vỏ ô tô hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Nếu chỉ mua mà hiểu không kỹ, không đầy đủ về bảo hiểm thân vỏ, thì bạn rất dễ rơi vào những trường hợp bị từ chối bồi thường bảo hiểm ô tô sau đây:
-
Bị từ chối bảo hiểm khi nộp muộn, nộp chậm hoặc không nộp phí bảo hiểm đúng ngày, theo quy định của bộ tài chính làm ảnh hướng đến hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
-
Điều khiển xe cơ giới không có bằng lái hoặc bằng lái xe không phù hợp với loại xe cơ giới bạn được phép điều khiển. Chẳng hạn như điều khiển xe ô tô từ 3.5 tấn đến 8 tấn mà lái xe chỉ có bằng B2 là không phù hợp. Bằng lái xe hết hạn cũng sẽ không được bồi thường.
-
Thời hạn đăng kiểm xe cơ giới đã hết hạn, chưa được gia hạn. Không có cơ quan nào chứng thực chất lượng chiếc xe của bạn đủ điều kiện để lưu thông trên đường.
-
Trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn hoặc chất kích thích vi phạm luật giao thông đường bộ.
-
Lái xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ: đi vào đường cấm, đường ngược chiều, xe không bật đèn khi đi đêm, không chấp hành hiệu lệnh giao thông… gây nguy cơ tai nạn giao thông cao.
-
Sử dụng xe để đua, kéo xe ô tô khác không tuân thủ quy định giao thông đường bộ, xe chạy thử sau sửa.
-
Xe chở hàng cấm, chở hàng trái phép.
-
Xe bị tổn thất do biểu tình, bạo động, gây rối trật tự công cộng, phá hoại.
-
Xe chở quá tải, chở quá số người từ 50% trở lên
-
Xe bị tổn thất, hao mòn trong quá trình sử dụng: mòn sơn, mòn lốp do sử dụng.
-
Xe bị thuỷ kích, nước lọt vào làm hỏng động cơ (trừ khi có văn bản thỏa thuận với công ty bảo hiểm). Khi xe bị thuỷ kích tuyệt đối không khởi động lại xe ngay lập tức để tránh bị từ chối bồi thường.
-
Tổn thất riêng với lốp, bạt phủ, nhãn mác, chắn bùn… ví dụ xe đang đi dẫm phải đinh và vỡ lốp, chỉ mỗi lốp thì không được bồi thường.
-
Xe bị mất cắp bộ phận hoặc bị cướp (trừ khi có thoả thuận bằng văn bản).
-
Xe bị mất cắp do bị lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
-
Từ chối bảo hiểm khi bị chập điện, đoản mạch, quá tải, sét đánh.
-
Tổn thất với các thiết bị chuyên dùng trên xe cơ giới, trừ khi có điều khoản bổ sung cho thiết bị chuyên dùng.
Từ chối bồi thường bảo hiểm thân vỏ ô tô do xe bị mất cắp bộ phận
>>> Xem thêm: Chia sẻ chi tiết kinh nghiệm cho người mới mua xe ô tô lần đầu
Top 4 các trường hợp bị giảm tiền bồi thường
Ngoài các trường hợp bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường nêu trên, bạn cũng có thể rơi vào trường hợp bị giảm tiền bồi thường vì những lý do sau:
-
Tự ý rời khỏi hiện trường tai nạn. Công ty bảo hiểm xác định thiệt hại căn cứ theo hiện trường, nếu bạn tự ý rời khỏi sẽ rất khó xác định chính xác nguyên nhân gây tai nạn. bạn có thể bị phạt đến 50% chi phí bồi thường, trừ trường hợp di dời khỏi hiện trường theo yêu cầu của cơ quan chức năng hay tai nạn tại vị trí nguy hiểm như mưa đá, sạt lở, đường vắng,…
-
Tự ý tháo dỡ xe tai nạn để sửa chữa.
-
Không trung thực trong khai báo.
-
Không bảo lưu quyền đòi bồi thường bên thứ 3.
Giá của bảo hiểm thân vỏ ô tô
Bảo hiểm thân vỏ ô tô là bảo hiểm tự nguyện, vậy nên, mức phí cũng dựa theo thỏa thuận của khách hàng và công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, về cách tính thì sẽ thường theo một công thức chung.
Công thức tính chi phí bảo hiểm thân vỏ mới nhất
Phí bảo hiểm thân vỏ ô tô thường được tính theo công thức:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ % giá bảo hiểm thân vỏ ô tô thỏa thuận x giá trị của xe tại thời điểm mua bảo hiểm.
Giá trị xe sẽ được tính cụ thể như sau:
-
Giá trị xe mới sẽ được tính theo giá niêm yết trên thị trường của hãng xe đó
-
Giá trị xe cũ = tỷ lệ % tối thiểu chất lượng còn lại của xe x giá trị xe mới 100%.
Trong đó tỷ lệ % sẽ được quy định theo thời gian sử dụng xe như sau:
-
Với xe đã được sử dụng từ 1-3 năm thì tỷ lệ quy định là 85%.
-
Với xe đã được sử dụng từ 3-6 năm thì tỷ lệ quy định là 70%.
-
Với xe đã được sử dụng từ 6-10 năm thì tỷ lệ quy định là 70%. Trong trường hợp xe đã được sử dụng 10 năm thì tỷ lệ % chất lượng còn lại của xe là 40%.
Lưu ý: Với những xe ô tô không sử dụng vào mục đích vận tải thì mức chiết khấu cho xe là 500.000 đồng/vụ và xe có sử dụng cho kinh doanh là 1.000.000 đồng.
>>> Xem thêm: Bí quyết cách làm mờ vết xước trên xe ô tô đơn giản, tiết kiệm
Chia sẻ cách tính chi phí bảo hiểm thân vỏ ô tô
Trên thị trường bảo hiểm thân vỏ hiện nay, giá bảo hiểm thân vỏ ô tô của các công ty bảo hiểm thường dao động trong khoảng từ 1.4% đến 2.0% giá trị xe tuỳ theo các điều khoản mà khách hàng và bên bán bảo hiểm đã thoả thuận.
Ví dụ: Một chiếc xe mới mua có giá trị khoảng 500 triệu đồng, mức phí bảo hiểm được tính là 1.4% thì phí bảo hiểm thân vỏ của xe đó sẽ là: 1.4% x 500 = 7 triệu đồng.
Lưu ý quan trọng khi mua bảo hiểm thân vỏ ô tô
Để có kinh nghiệm mua bảo hiểm thân vỏ ô tô một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
-
Đảm bảo bạn hiểu rõ khả năng tài chính của bản thân và nhu cầu bảo hiểm của xe.
-
Bạn nên lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với loại xe và điều kiện hoạt động của xe.
-
Nên lựa chọn kỹ đơn vị cung cấp bảo hiểm uy tín dựa trên các tiêu chí: mức phí, thủ tục nhanh gọn, hỗ trợ, mức trách nhiệm bồi thường, tiêu chuẩn dịch vụ sửa chữa.
-
Đảm bảo bạn đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm để biết được quyền lợi và trách nhiệm khi xảy ra sự cố bảo hiểm
-
Hãy nắm rõ những thủ tục giấy tờ cần thiết cho quá trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Câu hỏi thường gặp khi mua bảo hiểm thân vỏ ô tô
Với những người mới mua xe chưa có nhiều kinh nghiệm mua bảo hiểm thân vỏ ô tô sẽ thường phát sinh những câu hỏi trong quá trình mua như sau:
Nếu thời gian sử dụng xe không nhiều thì có nên mua bảo hiểm thân vỏ hay không?
Càng với những người ít sử dụng xe thì càng dễ xảy ra các tình huống va chạm khi tham gia giao thông. Vì vậy, dù ít dù nhiều bạn vẫn nên mua để bảo vệ quyền lợi, tránh mất thêm nhiều chi phí sửa chữa.
Với xe cũ, có nên mua bảo hiểm thân vỏ không?
Mặc dù với xe cũ, giá trị xe đã giảm đi, tuy nhiên đó vẫn là một con số lớn. Mức độ rủi ro và khả năng xảy ra sự việc bảo hiểm của xe cũ còn cao hơn xe mới vì vậy bạn vẫn nên mua bảo hiểm cho xe cũ.
Các công ty bảo hiểm sẽ định giá xe tham gia bảo hiểm dựa trên cơ sở nào?
Giá xe tham gia bảo hiểm được định giá theo thời gian sử dụng và giá trị còn lại của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
Nên mua bảo hiểm thân vỏ ở đâu là tốt nhất?
Các công ty bảo hiểm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, bạn nên căn cứ tho các yếu tố như mức phí, tỷ lệ bồi thường, các điều khoản miễn trừ, mức độ hỗ trợ, thời gian xử lý bồi thường để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất.
Mua bảo hiểm thân vỏ ô tô cho cả xe mới và xe cũ để tiết kiệm chi phí sửa chữa
Để nắm được những kinh nghiệm mua bảo hiểm thân vỏ ô tô hiệu quả, bạn sẽ cần trải qua rất nhiều tình huống thực tế xử lý các sự kiện bảo hiểm. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn bảo vệ chiếc xe của mình an toàn, bền bỉ và tiết kiệm chi phí hơn.
>>> Xem thêm: Giấy tờ xe ô tô gồm những gì
Với mục tiêu giúp người sử dụng ô tô nắm được các thông tin về chi phí vận hành của chiếc xe mơ ước, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính toán các chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Nếu bạn muốn hiểu thêm về công dụng và tham khảo các chi phí vận hành xe ô tô, hãy truy cập trang chủ của Nuôi xe để được hỗ trợ hiệu quả nhất.