Bánh đà là gì? Bánh đà thường được ví như một cỗ máy dự trữ năng lượng cho xe ô tô. Nắm được các kiến thức về bánh đà như: cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động,… sẽ giúp các lái xe vận hành hệ thống xe một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu hơn rất nhiều.
Bánh đà là gì?
Bánh đà là gì? Với các lái xe mới, chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe, rất nhiều người không biết bánh đà là gì? Bánh đà ô tô là bộ phận của xe có cấu trúc giống như đĩa tròn nặng kết nối trực tiếp với trục đầu ra của động cơ. Nhờ vào năng lượng quay được tích trữ, bánh đà giúp động cơ xe hoạt động trơn tru hơn. Trong các trường hợp xe ô tô bị mất đà và chạy chậm, chúng còn cung cấp động năng cho hệ thống truyền động.
Vật liệu để chế tạo bánh đà của động cơ có tốc độ thấp, thường là gang xám hoặc hợp kim nhôm, còn với các động cơ có tốc độ cao sẽ được chế tạo bằng các vật liệu liệu ít thép, nhiều carbon. Bánh đà thường có quán tính, nên có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm thiểu sự dao động tốc độ của hệ thống truyền lực.
Cấu tạo của bánh đà ô tô
Ngoài câu hỏi bánh đà là gì cùng tìm hiểu về cấu tạo của bánh đà ô tô. Bánh đà ô tô có hình tròn và có khối lượng chủ yếu tập trung ở vành ngoài. Cấu tạo một bánh đà ô tô bao gồm vành đĩa ngoài, lò xo hai pha, bánh răng hành tinh, vòng bi trơn giúp cân bằng trọng lực, đĩa phát trợ và vỏ bánh đà.
-
Vành đĩa ngoài: Đây là phần đĩa tròn phía bên ngoài của bánh đà. Vành đĩa này có khối lượng nặng hơn so với phần thân bên trong giúp quá trình truyền động được diễn ra thuận lợi. Vành còn được kết nối với hệ thống điện giúp khởi động động cơ bằng cách quay, đồng thời nó cũng cung cấp năng lượng cho máy phát điện.
-
Lò xo hai pha: Mỗi bánh đà sẽ bao gồm lò xo hai pha được uốn song song và nâng cao lên khi xe chạy nhờ sự điều chỉnh bởi vòng cung bên ngoài, trong đó lò xo ở bên ngoài được sử dụng để cải thiện dải tần số cộng hưởng không an toàn.
-
Bánh răng hành tinh: Bộ phận này bao gồm nhiều bánh răng được gắn với giá đỡ bánh đà. Khi giá đỡ bánh đà được truyền động nhờ trục vít và quay sẽ tạo ra chuyển động hỗn hợp.
-
Vòng bi trơn: Bộ phận này hướng trục và hướng tâm có nhiệm vụ cân bằng trọng lượng. Sự mất cân bằng hoặc lực hướng tâm ký sinh sẽ do bộ phận máy phát hoặc động cơ tạo ra.
-
Đĩa hỗ trợ: Đây là bộ phận được đặt bên trong bánh đà nhằm mục đích hỗ trợ các lò xo hai pha và nhiều các chi tiết khác.
-
Vỏ bánh đà: Phần vỏ bánh đà này giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn và chúng thường được làm bằng chrome.
Bánh đà là gì? Bánh đà ô tô có hình tròn và có khối lượng chủ yếu tập trung ở vành ngoài
Nguyên lý hoạt động của các bánh đà ô tô
Câu hỏi "Bánh đà là gì? đã được trả lời vậy nguyên lý hoạt động của bánh đà ra sao cùng tìm hiểu ngay. Bánh đà ô tô thường rất nặng và cần có nhiều lực để chuyển động quay được trên trục của chính nó. Chỉ cần bánh xe duy trì chuyển động với tốc độ cao thì bánh đà sẽ tiếp tục quay. Trong quá trình bánh đà quay, sẽ bảo tồn một lượng lớn động năng mà sau này chúng sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe hay máy móc tại thời điểm động cơ khởi động hoặc khi xe cần tăng tốc.
Ví dụ, một bánh xe ô tô sẽ tạo ra số năng lượng gấp đôi so với một bánh xe nặng chỉ bằng một nửa trong điều kiện cả hai cùng quay tốc độ giống như nhau. Ngược lại, nếu quay bánh xe nhẹ nhanh gấp đôi thì sẽ tăng gấp bốn lần năng lượng có thể dự trữ được. Trong quá trình động cơ hoạt động, bánh đà sẽ chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm, lực ma sát, đĩa mát bộ ly hợp hay sự va đập của vành răng khi khởi động.
Phân loại bánh đà ô tô
Bánh đà là gì? Có mấy loại bánh đà? Có 4 loại bánh đà ô tô cơ bản như sau:
-
Bánh đà đĩa rắn: Đây là loại bánh đà duy nhất được làm bằng gang, nó được sử dụng trong máy tuốt bánh đà. Bánh đà đĩa rắn sẽ được trang bị một trục và một đĩa bánh đà.
-
Bánh đà có gọng: Đây là bánh đà kiểu vành nan nổ, có tốc độ chậm hơn nhiều so với bánh toàn đĩa có cùng trọng lượng và đường kính. Loại bánh đà này thường được làm từ thép cường độ cao, có lẽ hình một đĩa hình nón dày ở ngay trung tâm, để có trọng lượng tối thiểu và khả năng lưu trữ năng lượng cao.
-
Bánh đà vận tốc cao: Loại bánh đà này có tốc độ từ 30.000 vòng/phút đến 80.000 vòng/phút, hay chúng có có thể được thiết kế lên đến 100.000 vòng/phút. Bánh đà vận tốc cao có vòng bi bay từ tính và bảo trì thấp. Loại bánh đà chạy nhanh này có khối lượng nặng nhẹ tuỳ theo kích thước và công suất. Chúng sẽ đắt hơn so với một bánh đà vận tốc thấp.
-
Bánh đà vận tốc thấp: Loại bánh đà này thường có tốc độ 10.000 vòng/phút. Chúng thường có khối lượng nặng hơn, to và cồng kềnh hơn bánh đà tốc độ cao. Loại này không sử dụng vòng bi bay từ tính và phải được bảo trì theo thời gian.
Một số công dụng của bánh đà
Bánh đà được lắp vào đâu? Bánh đà được gắn vào đuôi của trục khuỷu, để hỗ trợ truyền công suất từ động cơ đến hệ thống máy một cách trơn tru. Quán tính của bánh đà sẽ giúp chống lại và điều chỉnh sự dao động tốc độ của động cơ. Giúp tích trữ năng lượng dư thừa để tiếp tục sử dụng.
Bánh đà ô tô sẽ có một số chức năng cơ bản sau:
-
Giúp cân bằng động cơ: Khi các pittong lệch khỏi trục khuỷu, mỗi pittong sẽ bắn ở một góc khác nhau gây ra dao động. Nhờ có trọng lượng nặng, trong tình huống này, bánh đà sẽ giúp ngăn chặn các chuyển động sang ngang. Bánh đà giúp động cơ ổn định và cân bằng trên các ổ trục từ đó làm giảm độ rung của động cơ.
-
Giúp khởi động động cơ: Các răng trên bánh đà được gắn với một động cơ khởi động. Động cơ khởi động này được kích hoạt bằng chìa khoá xe ô tô. Khi động cơ quay, hiệu ứng đốt cháy sẽ tiếp tục duy trì quay động cơ. Lúc này bánh đà sẽ được quay tự do nhờ hộp số Bendix trong động cơ khởi động đã được rút lại.
-
Giúp giảm tải cho chuyển động: Khi bánh đà là ổn định chuyển động của động cơ, nó sẽ làm dịu tốc độ và giảm bào mòn các thành phần truyền động của động cơ.
-
Giúp giảm tốc độ: Khi có lực tạo ra, trục khuỷu sẽ biến chuyển động của pittong thành chuyển động quay giật. Tốc độ của trục khuỷu được giữ không đổi và động cơ chạy êm. Việc này là do khối lượng của bánh đà đã tạo ra quán tính giữ cho trục khuỷu quay giữa mỗi lần bắn pittong.
-
Giúp thao tác với trọng lượng: Trọng lượng của bánh đà sẽ quyết định hiệu suất của động cơ. Bánh đà có trọng lượng nặng hơn cho phép động cơ hoạt động dưới tải, có thể sẽ khiến động cơ bị dừng. Bánh đà nặng sẽ phù hợp với xe tải lớn hoặc xe kéo. xe thương mại hay xe thể thao sẽ dùng bánh đà nhẹ hơn.
Bánh đà là gì? Cộng dụng của bánh đà ra sao?
>>> Xem thêm: Hiện tượng xe oto bị giật khi tăng ga
Dấu hiệu nhận biết bánh đà ô tô có vấn đề
Khái niệm bánh đà là gì đã được giải đáp vậy hãy tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết bánh đà ô tô. Bánh đà bị hỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của xe, người lái có thể nhận biết các vấn đề của bánh đà thông qua những dấu hiệu sau:
-
Xe tăng tốc chậm hơn: Nguyên nhân của việc này là do sau một thời gian hoạt động, bánh đà và bộ ly hợp sẽ bị mòn, làm giảm độ ma sát. Bề mặt bánh đà bị chai, nứt và không còn ma sát tốt với đĩa ma sát. Lúc này, công suất động cơ sẽ không thể truyền xuống cho bánh xe một cách tối ưu mà sẽ bị thất thoát khi đi qua bộ ly hợp. Ngoài ra, khi bộ phận phốt làm kín gắn ở đuôi trục khuỷu bị hỏng, dầu động cơ có thể bị rò rỉ ra ngoài và dính vào bề mặt bánh đà làm cho đĩa ma sát bị trượt. Điều này gây cảm giác xe bị yếu khi di chuyển và làm cho xe tăng tốc chậm.
-
Xuất hiện mùi khét: Xe xuất hiện mùi khét tức là bánh đà đang bị ma sát quá mức. Bề mặt bánh đà bị chai và nứt do nhiệt độ cao, không bám sát được với đĩa ma sát. Trong trường hợp bánh đà bị hư hỏng thì đĩa ma sát cũng có khả năng bị mòn và cần được thay thế.
-
Bàn đạp ly hợp bị rung: Khi người lái cảm giác bàn đạp ly hợp bị rung thì rất có thể bánh đà ô tô đã bị hỏng. Việc này có thể là do các lò xo cân bằng mâm ép đã bị gãy hoặc bề mặt bánh đà bị mòn không đều.
Bánh đà bị hỏng gây cảm giác xe bị yếu khi di chuyển và làm cho xe tăng tốc chậm hơn
>>> Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân bánh đà ô tô bị hỏng và cách khắc phục hiệu quả
Một số nguyên nhân khiến bánh đà ô tô bị hỏng và cách khắc phục như sau:
-
Bánh đà bị vênh, đảo ngược: Nguyên nhân của tình trạng này là do xảy ra vấn đề giữa sự ma sát với đĩa của bộ ly hợp. Gặp trường hợp này, chủ xe nên lắp bánh đà vào mặt bích của trục khuỷu và đặt trục khuỷu lên trên hai mũi chống tâm để kiểm tra lại. Cuối cùng, chủ xe dùng đồng hồ để kiểm tra mức độ vênh của bánh đà và tiến hành làm láng bề mặt (nếu thấy độ vênh lớn hơn 0,1mm).
-
Bánh đà bị bào mòn hoặc gãy: Bánh đà có thể sẽ bị bào mòn hoặc gãy nếu bị va đập với bánh răng khởi động. Gặp trường hợp này, trước hết người dùng nên quan sát để xác định các chỗ hỏng, tiếp đó hàn đắp và lắp lại răng cho kín, nếu chỉ một phía bị hỏng thì có thể tháo bánh đà ra, quay ngược lại rồi tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp bánh đà hư hỏng nặng, người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn.
Bánh đà bị vênh, đảo ngược do xảy ra vấn đề giữa sự ma sát với đĩa của bộ ly hợp
Bánh đà là gì? Là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của động cơ. Chính vì vậy, các bác tài hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức lý thuyết bánh đà là gì, cũng như cách vận hành bánh đà một cách hiệu quả. Để có được những chuyến xe thoải mái, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Bên cạnh đó Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính chi phí để sử dụng xe ô tô tại Việt Nam, bạn có thể sử dụng để tính toán chi phí sử dụng ô tô một cách chính xác nhất