[Mới Nhất] Chức năng và cấu tạo thanh truyền

23/01/2024, Tạ Hải Long
Cấu tạo thanh truyền gồm các bộ phận liên kết và hoạt động ăn khớp với nhau có chức năng biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu.

Nắm rõ cấu tạo thanh truyền bao gồm những bộ phận nào để khi gặp hỏng hóc, bạn biết cách kiểm tra cũng như sửa chữa phù hợp. Theo đó, thanh truyền là một thành phần quan trọng của động cơ đốt trong, có chức năng biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu, tạo nên sự hoạt động đồng bộ cho động cơ.

Trục khuỷu thanh truyền là gì?

Trục khuỷu thanh truyền là bộ phận hoạt động chính trong động cơ, gồm các thành phần liên kết và hoạt động ăn khớp với nhau. Trục khuỷu thanh truyền có chức năng nhận lực sinh ra từ nhiệt năng và tác dụng lực lên các thành phần khác, tạo nên sự chuyển động cho động cơ. Đây là một bộ phận có kết cấu phức tạp, chiếm diện tích trong động cơ.

truc-khuyu-thanh-truyen-la-gi.jpg

Trục khuỷu thanh truyền là gì?

Có thể bạn quan tâm: Thước Lái Ô Tô Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Về Thước Lái

Cấu tạo thanh truyền gồm những bộ phận gì?

Trục khuỷu thanh truyền được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là pít tông, thanh truyền và trục khuỷu. Cả 3 bộ phận này có sự liên kết chặt chẽ và ăn khớp với nhau, tạo nên quá trình hoạt động cho động cơ. 

Pít tông

Pít tông có hình dạng là một ống trụ rỗng với một đầu được bịt kín, bên trong bao gồm các gân chịu lực. Pít tông có hình dạng gồm đỉnh, đầu và thân liền một khối. Trong đó:

Đỉnh pít tông: Đỉnh pít tông thường được chia làm 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh lõm và đỉnh bằng với từng chức năng cũng như ưu nhược điểm riêng:

  • Đỉnh lồi: Thường xuất hiện trong các động cơ 2 kỳ và 4 kỳ, bởi đỉnh lồi thường có thiết kế mỏng nhẹ nhưng có diện tích chịu nhiệt cao cùng độ bền lớn.

  • Đỉnh lõm: Thường xuất hiện ở cả hai động cơ chạy dầu diesel và xăng, đỉnh lõm có không gian chịu nhiệt lớn nhưng lại sở hữu sức bền cơ khí kém.

  • Đỉnh bằng: Thường xuất hiện trong động cơ chạy dầu diesel có buồng cháy dạng lốc xoáy. Bởi vì đỉnh bằng được thiết kế khá đơn giản cùng diện tích chịu nhiệt khá nhỏ.

Đầu pít tông: Đầu pít tông là bộ phận bao kín khoang buồng đốt. Thân của đầu pít tông được thiết kế các rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu. Trong đó, xéc măng là các màng vách ngăn không cho không khí tràn vào cate và dầu chảy vào buồng đốt. Xéc măng được cấu tạo gồm nhiều vòng tròn hở bằng chất liệu gang xám hay hạt thép mịn hoặc gang hợp kim.

Thân pít tông: Thân pít tông là không gian di chuyển của xi lanh. Trên thân pít tông có các lỗ khoan chốt để liên kết pít tông và thanh truyền lại với nhau.

Ngoài 3 bộ phận trên, pít tông còn có chốt pít tông để nối trục khuỷu thanh truyền với Pit-tông. Chốt có thể được lắp cố định với đầu nhỏ của thanh truyền hoặc lắp tự do (có vòng hãm).

cau-tao-cua-pit-tong.jpg

Cấu tạo của pít tông

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Má Phanh Ô Tô Mà Bác Tài Cần Biết

Thanh truyền

Cấu tạo thanh truyền bao gồm: đầu nhỏ, thân và đầu to. Theo đó:

  • Đầu nhỏ: Có lỗ khoan để lắp với chốt của pít tông cùng bạc lót ổ trục bên trong nhằm giảm tác động của lực ma sát, từ đó tăng tuổi thọ cho các bộ phận, bên trên có thêm lỗ dầu bôi trơn.

  • Thân: Một đoạn dài nối đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền.

  • Đầu to: Là bộ phận nối liền với trục khuỷu thanh truyền, bao gồm hai nửa rời được chế tạo với độ chính xác cao, một nửa gắn liền với phần thân, nửa còn lại được kết nối bằng ốc vít.

Trục khuỷu

Trục khuỷu được cấu tạo từ 6 bộ phận chính: đầu khuỷu, cổ khuỷu, chốt khuỷu, đối trọng, má khuỷu và đuôi tạo nên một thể thống nhất. Trong đó:

  • Chốt khuỷu: Được gắn chặt vào đầu to của thanh truyền, với nhiệm vụ nhận lực từ thanh truyền.

  • Cổ khuỷu: Có dạng hình trụ, là trục quay chính của trục khuỷu.

  • Má khuỷu: Là phần liên kết giữa chốt khuỷu và cổ khuỷu, có nhiệm vụ truyền lực từ chốt khuỷu vào cổ khuỷu.

  • Đuôi trục khuỷu: Là phần cuối cùng, được gắn vào bánh đà trong động cơ.

cau-tao-cua-truc-khuyu.jpg

Cấu tạo của trục khuỷu

Chức năng của thanh truyền

Trục khuỷu thanh truyền là một bộ phận quan trọng trong động cơ đốt trong, có chức năng nhận lực và tác động lực để tạo nên sự chuyển động của động cơ. Theo đó, nhiệm vụ của từng thành phần cấu tạo nên trục khuỷu thanh truyền chi tiết như sau:

  • Pít tông: 

Nhiệm vụ của pít tông là phối hợp cùng xi lanh và nắp máy tạo thành buồng đốt, nơi đây diễn ra quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu, từ đó sinh ra nhiệt năng truyền lực cho trục khuỷu thực hiện các kỳ tiếp theo.

  • Thanh truyền

Nhiệm vụ của thanh truyền là nối pít tông với trục khuỷu của động cơ, đồng thời biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu.

  • Trục khuỷu

Trục khuỷu liên kết chặt chẽ với pít tông thông qua thanh truyền, tiếp nhận lực từ thanh truyền tạo thành chuyển động quay cho động cơ. Trục khuỷu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của động cơ, vậy nên đòi hỏi bộ phận này phải có đủ độ cứng, bền, vững chắc để có thể chịu được sự mài mòn khi quay liên tục.

 

chuc-nang-cua-truc-khuyu-thanh-truyen.jpg

Chức năng của trục khuỷu thanh truyền

Công nghệ chế tạo động cơ dù phát triển liên tục thì trục khuỷu thanh truyền vẫn là bộ phận quan trọng, được ứng dụng rộng rãi từ các thiết bị sinh hoạt trong gia đình đến máy móc sản xuất, thi công,... đặc biệt là trong các loại phương tiện di chuyển hàng ngày như ô tô, xe máy,...

Để sản xuất một chiếc xe ô tô có giá từ vài trăm triệu đồng hay lên đến vài tỷ đồng đều cần sử dụng trục khuỷu thanh truyền trong động cơ. Từ đó thấy được chức năng quan trọng của cấu tạo thanh truyền trong quá trình hoạt động của động cơ đốt trong.

Với mục tiêu giúp người sử dụng ô tô nắm được các thông tin về chi phí vận hành cho chiếc xe mơ ước, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về công dụng và tham khảo chi phí vận hành xe ô tô, bạn có thể truy cập trang chủ của Nuôi xe để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

 

Các hashtag trong bài viết:
Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe