Hướng dẫn chi tiết cách chỉnh đèn pha ô tô bằng tay với 5 bước

19/01/2024, Tạ Hải Long
Chỉnh đèn pha ô tô giúp tăng khả năng quan sát cũng như tầm nhìn của lái xe. Điều này đóng vai trò quan trọng trong hành trình di chuyển trên đường, đặc biệt trong điều kiện sương mù hoặc đêm tối.

Chỉnh đèn pha ô tô đạt tiêu chuẩn về độ sáng và chùm sáng giúp lái xe dễ dàng quan sát các chướng ngại vật và xử lý kịp thời khi tham gia giao thông. Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn có thể chỉnh đèn pha ô tô bằng tay nhanh chóng và dễ dàng. Bất kể loại đèn pha nào cũng có thể áp dụng cách điều chỉnh này.

Đèn pha ô tô là gì?

Đèn pha ô tô là một thiết bị chiếu sáng có chức năng giống với các loại đèn thông thường trong cuộc sống, giúp soi sáng, tăng khả năng quan sát và tầm nhìn cho người lái. 

Ưu điểm nổi bật của đèn pha ô tô chính là việc tạo ra một luồng sáng mạnh với khả năng chiếu sáng từ 100m trở lên, giúp tài xế dễ dàng phát hiện và tránh chướng ngại vật trên đường, hạn chế va chạm. Để hiệu quả chiếu sáng tối ưu, đèn pha ô tô được trang bị thêm đèn cốt hay còn gọi là đèn chiếu sáng gần.

Ký hiệu đèn pha ô tô có nhiều vạch ngang giống hình đèn pha, thường nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn. Khi bật đèn pha, đèn hậu cũng sẽ bật theo, đồng thời biểu tượng đèn pha trên bảng đồng hồ sau vô lăng sẽ sáng để báo hiệu cho người lái.

den-pha-o-to-duoc-thiet-ke-va-san-xuat-nhu-mot-thiet-bi-chieu-sang.png

Đèn pha ô tô được thiết kế và sản xuất như một thiết bị chiếu sáng

Công dụng của đèn pha ô tô 

Đèn pha được thiết kế nằm ở trong mắt phía trên đầu xe ô tô nên mang lại rất nhiều lợi ích cho lái xe khi di chuyển. Cụ thể:

  • Đèn pha ô tô có khả năng chiếu xa và chiếu cao hơn với cường độ ánh sáng lớn. Điều này giúp tài xế có thể dễ dàng quan sát các chướng ngại vật trên đường, đặc biệt khi di chuyển với tốc độ cao.

  • Khi lái xe trên đường cao tốc hoặc nơi có đoạn đường một chiều với dải phân cách cao, việc sử dụng đèn pha là vô cùng cần thiết. Đèn pha ô tô tăng khả năng quan sát và nhìn rõ đường của người lái. 

  • Ngoài ra, đèn pha cũng có tác dụng như "còi báo hiệu" trong một số trường hợp. Khi tài xế bật chế độ nháy đèn, ánh sáng từ đèn pha sẽ chiếu vào gương chiếu hậu, báo hiệu cho người đi phía trước biết rằng tài xế muốn vượt qua và mong họ nhường đường.

den-pha-o-to-co-kha-nang-chieu-xa-va-chieu-cao-hon-voi-cuong-do-anh-sang-lon.png

Đèn pha ô tô có khả năng chiếu xa và chiếu cao hơn với cường độ ánh sáng lớn

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 5 bước thiết lập và cách sử dụng Cruise Control

5 bước chỉnh đèn pha ô tô bằng tay đơn giản

Chỉnh đèn pha ô tô bằng tay vừa đơn giản, không tốn thời gian chỉ với 5 bước. Hành trình lái xe của bạn sẽ trở nên dễ dàng và an toàn hơn nhờ đèn pha ô tô với cường độ chiếu sáng tốt.

Cân bằng xe và vệ sinh thấu kính

Trước khi điều chỉnh đèn pha trên ô tô, cần lưu ý các bước sau để đảm bảo sự chính xác:

  • Cân bằng chiếc xe: Đưa xe đến vị trí có nền đất bằng phẳng, rộng rãi, cách tường khoảng 5 - 7m. Đây được cho là vị trí hợp lý để xác định vị trí luồng sáng chính xác nhất. Trên tường, kẻ một đường dọc chính giữa, vuông góc với mặt đất. Căn chỉnh đường tim của xe nằm đối diện với đường kẻ trên tường. Lưu ý không đặt vật nặng trên xe để tránh ảnh hưởng tới trọng tâm của xe. Đảm bảo xe đang ở trạng thái cân bằng bằng cách kiểm tra và bơm lốp xe sao cho đạt áp suất đúng, không quá căng cũng như không quá non. Điều này giúp đảm bảo trọng tâm xe đúng vị trí và đèn pha sẽ được điều chỉnh chính xác. 

  • Vệ sinh thấu kính: Làm sạch các thấu kính bên ngoài của đèn pha. Các bụi bẩn, mảng bám và mờ mờ trên thấu kính có thể làm mờ chùm sáng và gây mất tầm nhìn. Bạn có thể sử dụng một khăn mềm và dung dịch làm sạch phù hợp để vệ sinh thấu kính một cách nhanh chóng.

lam-sach-cac-thau-kinh-ben-ngoai-cua-den-pha.png

Làm sạch các thấu kính bên ngoài của đèn pha

Đo tim đèn và và khoảng cách từ tim đèn tới mặt đất

Việc đo các khoảng cách từ tim đèn và chiều cao từ mặt đất đến tim đèn trên xe là một bước quan trọng để căn chỉnh đèn pha ô tô một cách chuẩn xác. Bằng cách thực hiện các đo đạc này, có thể xác định các thông số cơ bản và sử dụng chúng làm cơ sở cho các bước tiếp theo.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chỉnh ghế lái ô tô chuẩn tư thế, an toàn, thoải mái

do-tim-den-va-khoang-cach-tu-tim-den-toi-mat-dat.png

Đo tim đèn và và khoảng cách từ tim đèn tới mặt đất

Kẻ đường out - of line

Kẻ một đường out - of line tại màng chắn hoặc trên tường. Chiều cao của đường kẻ này phải thấp hơn chiều cao đèn pha ô tô từ 1 - 2 inch, tương đương khoảng 2,56cm - 5,08cm.

ke-mot-duong-out-of-line-tai-mang-chan-hoac-tren-tuong.png

Kẻ một đường out - of line tại màng chắn hoặc trên tường

Khởi động xe và điều chỉnh đèn

Để đảm bảo ánh sáng của đèn pha ô tô hoạt động hiệu quả và an toàn, quá trình căn chỉnh đèn là vô cùng quan trọng. Sau khi bước lên chiếc xe và khởi động từ từ, bạn hãy bật đèn pha và tiến hành chỉnh đèn ngay lập tức. 

Trong quá trình này, hãy điều chỉnh độ chụm sáng và chiều cao của chùm sáng sao cho đạt đúng tiêu chuẩn. Đặc biệt, hãy lưu ý cân bằng chiều cao của chùm sáng với chiều cao tim đèn trên xe và đảm bảo độ chụm sáng nằm trong khoảng từ 10 đến 15 độ. 

  • Điều chỉnh đèn bên tài: Căn chỉnh chùm sao cho đèn bên tài có độ cao và độ chụm phù hợp với tầm nhìn và khả năng quan sát của lái xe. Có thể chỉnh đèn pha thấp xuống hoặc cao lên tuỳ thuộc vào người lái.

  • Điều chỉnh đèn bên phụ: Căn chỉnh chùm sáng sao cho đèn bên phụ có độ cao và độ chụm đạt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất hãng xe.

dieu-chinh-do-chum-sang-va-chieu-cao-cua-chum-sang-sao-cho-dat-dung-tieu-chuan.png

Điều chỉnh độ chụm sáng và chiều cao của chùm sáng sao cho đạt đúng tiêu chuẩn

Kiểm tra chùm sáng

Sau khi điều chỉnh chùm sáng ở cả bên tài và bên phụ, tiếp theo bật cả hai đèn để kiểm tra độ chiếu sáng của đèn pha. Nếu như độ cao và độ chụm của luồng sáng bằng nhau nghĩa là điều chỉnh đã hoàn thành chính xác.

bat-ca-hai-den-de-kiem-tra-do-chieu-sang-cua-den-pha.png

Bật cả hai đèn để kiểm tra độ chiếu sáng của đèn pha

Các loại đèn pha ô tô phổ biến

Tuỳ thuộc vào mức tiêu thụ nhiên liệu, khả năng chiếu sáng cũng như giá thành mà đèn pha ô tô được chia thành 4 loại phổ biến như sau:

Đèn pha Halogen

Đèn pha Halogen được đánh giá là tốn nhiên liệu điện năng hơn so với những loại đèn khác bởi mức độ toả nhiệt ra lớn hơn. Tuy nhiên, điều này lại giúp việc di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa to trở nên dễ dàng hơn, hạn chế tối đa sự cố cũng như va chạm.

den-pha-halogen-duoc-danh-gia-la-ton-nhien-lieu-dien-nang-hon-so-voi-nhung-loai-den-khac.png

Đèn pha Halogen được đánh giá là tốn nhiên liệu điện năng hơn so với những loại đèn khác

Đèn pha Xenon

So sánh với đèn Halogen, đèn pha Xenon tạo ra ánh sáng mạnh gấp 2-3 lần. Nhược điểm của đèn pha Xenon là chi phí thay thế và bảo dưỡng cao. Ngoài ra, thời gian phát sáng của loại đèn này cũng khá chậm. 

Từ kinh nghiệm lái xe, rất nhiều người lái đánh giá rằng phải mất khoảng ít nhất 5 giây từ khi bật đèn cho đến khi đèn pha ô tô đạt cường độ sáng cao nhất. Dù có nhược điểm về chi phí cũng như thời gian nhưng với khả năng chiếu sáng của mình, đèn pha Xenon vẫn là  lựa chọn phổ biến trên thị trường.

den-pha-xenon.png

Đèn pha Xenon

Đèn pha LED

Đèn LED là loại đèn pha ô tô phổ biến và có tính ứng dụng cao nhất hiện nay. Chúng được thiết kế và sản xuất với nhiều hình dạng, kiểu dáng khác nhau tạo nên vẻ ngoài khác biệt cho các dòng xe. Ngoài ra, khả năng chiếu sáng của đèn LED cũng khá tốt.

Cụ thể, khi so sánh với đèn Xenon, đèn LED phát sáng nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng tốt hơn, ít hỏng hóc cũng như phải thay thế hơn. Tuy nhiên, giá thành khi mua mới đèn LED cao hơn so với đèn Halogen và đèn Xenon bởi đèn LED được trang bị thêm hệ thống làm mát hiệu quả.

den-led-la-loai-den-pha-o-to-pho-bien-va-co-tinh-ung-dung-cao-nhat-hien-nay.png

Đèn LED là loại đèn pha ô tô phổ biến và có tính ứng dụng cao nhất hiện nay

Đèn pha Laser

Đèn Laser có cường độ ánh sáng lên đến 600m, mang lại khả năng chiếu sáng vượt trội. Điều đáng chú ý là đèn Laser cũng đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu, tuy nhiên, như đèn LED, nó cũng tỏa nhiệt khá lớn.

Ngoài ra, sử dụng đèn Laser không có chế độ pha ánh sáng. Do đó, cần kết hợp với đèn Bi-Xenon hoặc đèn LED để đạt được hiệu quả tối ưu. Việc kết hợp các loại đèn này giúp tăng cường khả năng chiếu sáng và đảm bảo an toàn khi lái xe trong mọi điều kiện ánh sáng.

den Laser co-cuong-do-anh-sang-len-den-600m.png

Đèn Laser có cường độ ánh sáng lên đến 600m

Lưu ý sử dụng đèn pha tránh gây chói mắt các phương tiện khác

Việc căn chỉnh đèn pha ô tô cần được chú ý để tránh gây chói mắt cũng như ảnh hưởng tới khả năng quan sát của các phương tiện khác. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng đèn pha ô tô:

  • Khi tiến hành căn chỉnh đèn pha ô tô, một trong những yếu tố quan trọng là điều chỉnh độ tụ của đèn về chế độ cốt. Điều này đảm bảo ánh sáng phát ra từ đèn pha tập trung vào một điểm nhất định, giúp tối ưu hóa khả năng chiếu sáng. Đồng thời tránh gây mất tập trung hoặc chói mắt cho người lái ở phía đối diện hoặc các phương tiện khác đang di chuyển trên đường.

  • Trong quá trình kiểm tra độ chụm của đèn pha, để đảm bảo độ chính xác, cần che đèn cốt hoặc ngắt rắc nối. Điều này giúp loại bỏ ánh sáng phản xạ từ cốt và các bộ phận khác của đèn, tạo ra một tầm nhìn rõ ràng và chính xác hơn về độ chụm của đèn pha.

  • Đối với việc kiểm tra đèn pha phía người lái, cần che đèn pha bên phụ lại. Bằng cách này, người kiểm tra có thể tập trung vào đèn pha của bên lái, xem xét và điều chỉnh độ chụm, độ cao và hướng chiếu sáng một cách chính xác và chi tiết.

  • Ngược lại, khi kiểm tra đèn pha bên phụ, cần che đèn pha phía người lái. Điều này cho phép người kiểm tra tập trung vào đèn pha của bên phụ, đảm bảo độ chụm, độ cao và hướng chiếu sáng của đèn pha đạt chuẩn và phù hợp.

  • Để đảm bảo an toàn và tránh cháy kính đèn do che lâu gây ra lượng nhiệt cao, không nên để đèn xe bị che phủ quá lâu. Thời gian tối đa là dưới 3 phút để đảm bảo rằng không có sự tăng nhiệt quá mức trong kính đèn.

  • Việc chạy thử xe là điều quan trọng để kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn pha ô tô. Lái xe cần kiểm tra xem đèn pha có đang vận hành tốt, ánh sáng đủ mạnh và hợp lý để đảm bảo an toàn khi lái xe trong điều kiện môi trường có ánh sáng yếu hoặc ban đêm. Ngoài ra, khi vận hành thử cũng giúp lái xe phát hiện và sửa chữa kịp thời các vấn đề như:đèn không hoạt động, ánh sáng mờ, hoặc hướng chiếu sáng không chính xác. 

  • Để tránh tình huống nguy hiểm và đảm bảo an toàn giao thông, nên hạn chế việc sử dụng đèn pha trên các đoạn đường hai chiều.

chinh-den-pha-o-to-can-duoc-chu-y-de-tranh-gay-choi-mat-cung-nhu-anh-huong-toi-kha-nang-quan-sat-cua-cac-phuong-tien-khac.png

Chỉnh đèn pha ô tô cần được chú ý để tránh gây chói mắt

Chỉnh đèn pha ô tô là bước quan trọng đối với mỗi lái xe khi vận hành phương tiện của mình trên đường. Điều này hỗ trợ quá trình lái xe cũng như khả năng quan sát và xử lý tình huống kịp thời khi tham gia giao thông.

Hiểu được mong muốn của người sử dụng ô tô về các thông tin liên quan đến chi phí vận hành xe, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Bạn hãy ghé thăm trang chủ của Nuôi xe để biết thêm về công dụng và tham khảo chi phí vận hành xe một cách chi tiết nhất.

Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe