Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì? Nguyên lý hoạt động cần biết

29/01/2024, Tạ Hải Long
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì? Hệ thống bôi trơn cung cấp dầu bôi trơn đến các chi tiết chuyển động trong động cơ, nhằm giảm ma sát, làm mát, chống mài mòn và bảo vệ các chi tiết của động cơ.

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì? Ô tô có chạy êm ái, trơn tru hay không phụ thuộc nhiều vào hệ thống bôi trơn. Hệ thống bôi trơn hoạt động theo phương pháp cưỡng bức sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cho hiệu quả cao và được ứng dụng rộng rãi cho nhiều dòng xe ô tô.

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì? 

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ cung cấp dầu bôi trơn đến các chi tiết chuyển động trong động cơ, nhằm giảm ma sát, làm mát, chống mài mòn và bảo vệ các chi tiết của động cơ. Đối với ô tô, hệ thống bôi trơn là quá trình đưa dầu bôi trơn tới các bề mặt ma sát trong động cơ và các chi tiết. Hay nói các khác, đây là việc chất bôi trơn (ở thể rắn, lỏng hoặc khí), để phân tách các bộ phận kim loại, từ đó làm giảm sự sinh nhiệt và hao mòn, giúp động cơ chuyển động trơn tru, mượt mà.

Để trả lời câu hỏi “hệ thống bôi trơn cho nhiệm nhiệm vụ gì?”, công dụng của hệ thống bôi trơn trên ô tô cụ thể như sau:

  • Làm kín khe hở: nhờ hệ thống bôi trơn, khe hở tạo ra giữa piston, xi-lanh và một vài bộ phận khác sẽ được làm kín. Dầu nhớt bôi trơn giúp các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp, vì vậy làm giảm sự hao mòn động cơ.

  • Làm sạch: Bên cạnh đó, hệ thống bôi trơn còn có vai trò làm sạch do trong quá trình di chuyển, chất bôi trơn cũng kéo theo các tạp chất tồn tại ở động cơ. Sau mỗi quá trình bơm dầu bôi trơn, các hạt bụi lớn sẽ đọng lại ở bộ lọc dầu, còn các hạt to ở bể dầu.

  • Làm mát: Nhờ két làm mát, hệ thống dầu bôi trơn còn có vai trò làm mát dầu và động cơ, giảm nhiệt độ của các chi tiết máy trong quá trình vận hành.

  • Giảm khí thải: hoạt động của hệ thống bôi trơn tạo ra vòng đệm giữa các vòng piston và thành của xi-lanh, nhờ vậy mà lượng khí phát thải ra cũng giảm rõ rệt.

  • Giảm hao mòn ổ trục: Khi ổ trục phải chịu tải nặng, dầu nhớt bôi trơn chính là chất đệm, giúp giảm sự hao mòn của chi tiết này.

he-thong-boi-tron-tren-o-to-co-vai-tro-rat-quan-trong-trong-su-van-hanh.jpg

Hệ thống bôi trơn trên ô tô có vai trò rất quan trọng trong sự vận hành

Cấu tạo của hệ thống bôi trơn trên ô tô 

Bên cạnh việc giải đáp “hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì”, cấu tạo hệ thống bôi trơn ô tô cũng là điều nhiều người quan tâm.

Bể dầu

Bể dầu là bình chứa hình bát, làm từ vật liệu cứng và có lớp đá bảo vệ bên ngoài. Khi động cơ nghỉ, đây là nơi lưu trữ chất bôi trơn. Còn khi động cơ hoạt động, bể cung cấp dầu luân chuyển tới các động cơ. Chi tiết này nằm dưới các-te, dễ dàng lấy ra từ phía dưới. Khi lái xe ở đường xóc, xấu, gập ghềnh, bể dầu có khả năng gặp sự cố hỏng hóc.

Bơm dầu

Được cấu tạo từ bộ nâng van, ổ trục khuỷu và trục cam, bơm dầu có vai trò đẩy dầu áp suất cao tới mọi chi tiết chuyển động trong động cơ thông qua đường dẫn dầu. Đồng thời, bơm cung cấp dầu cho bộ lọc, sau đó đưa dầu về sau. Vị trí của bơm nằm ngay cạnh bể dầu, dưới các-te.  Trong quá trình hoạt động bôi trơn, bộ phận bơm dầu và các đường dẫn rất dễ bị mắc các hạt nhỏ, gây hư hại và ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ.

Lọc dầu

Nhờ cấu tạo của hệ thống bôi trơn có bộ phận thực hiện chức năng lọc dầu nên chất bôi trơn được sạch trước khi đi tới các chi tiết hoạt động của động cơ. Thông qua bộ lọc, các mạt kim loại nhỏ và tạp chất sẽ được giữ lại, chỉ cho dầu sạch chảy xuống đường dẫn.

Đường dẫn dầu

Dầu nhờn đi đến các bộ phận của động cơ qua đường dẫn dầu. Đây là hệ thống các đường dẫn lớn và nhỏ, gắn dưới khối xi lanh và liên kết với nhau, có vai trò là đường vận chuyển dầu tới xi lanh, trục cam và các chi tiết cần bôi trơn khác.

Két làm mát

Chi tiết này có vai trò như bộ phận tản nhiệt, giúp nhiệt độ của dầu trong động cơ luôn ổn định, đảm bảo độ nhớt trong giới hạn. Nhờ két này, dầu động cơ nóng sẽ giảm nhiệt độ nhờ chất làm mát thông qua những cánh tản nhiệt.

cau-tao-he-thong-boi-tron-tren-o-to.jpg

Cấu tạo hệ thống bôi trơn trên ô tô

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn ô tô 

Khi động cơ hoạt động, bơm dầu sẽ hút dầu bôi trơn từ thùng chứa dầu và bơm đến lọc dầu. Lọc dầu sẽ lọc sạch các tạp chất trong dầu bôi trơn và đưa dầu bôi trơn sạch đến các chi tiết cần bôi trơn.

Dầu bôi trơn sẽ tạo thành một lớp màng mỏng giữa các bề mặt chuyển động, giúp giảm ma sát giữa các chi tiết, từ đó giảm lực cản, giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn. Dầu bôi trơn cũng có khả năng hấp thụ nhiệt từ các chi tiết chuyển động, giúp làm mát các chi tiết này, tránh quá nhiệt và hư hỏng. Ngoài ra, dầu bôi trơn còn có khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn, giúp bảo vệ các chi tiết khỏi các tác nhân gây hại.

Dầu bôi trơn sau khi bôi trơn các chi tiết sẽ trở nên bẩn và cần được thay thế. Quá trình thay dầu bôi trơn cần được thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Có hai loại hệ thống bôi trơn trên ô tô chính:

  • Hệ thống bôi trơn cưỡng bức: Đây là loại hệ thống bôi trơn phổ biến nhất trên ô tô. Hệ thống này sử dụng bơm dầu để bơm dầu bôi trơn đến các chi tiết cần bôi trơn.

  • Hệ thống bôi trơn tự động: Hệ thống này sử dụng lực ly tâm của động cơ để bơm dầu bôi trơn đến các chi tiết cần bôi trơn.

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của động cơ ô tô. Do đó, người sử dụng ô tô cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

cac-bo-phan-trong-he-thong-boi-tron-tren-o-to.jpg

Các bộ phận trong hệ thống bôi trơn trên ô tô

>>> Có thể bạn quan tâm: dầu nhớt cho ô tô loại nào tốt

Các phương pháp bôi trơn động cơ phổ biến 

Cách lựa chọn phương pháp bôi trơn động cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại động cơ, thiết kế động cơ, điều kiện vận hành động cơ. Có 3 phương pháp bôi trơn động cơ phổ biến gồm:

Bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu

Phương pháp bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu ứng dụng đối với loại động cơ xăng 2 kỳ có kích thước nhỏ. Theo đó, hệ thống chi tiết máy sẽ được bôi trơn bằng dầu nhớt pha xăng (tỉ lệ 1:20 hoặc 1:25 tùy theo thể tích thực tế). Trong trường hợp này, dầu nóng sẽ được làm mát bằng nước hoặc không khí.

Về nguyên lý, chất bôi trơn được tạo ra từ xăng và dầu sẽ đi qua bộ chế hòa ký biến thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt này khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp dầu nhờn + khí ngưng đọng, làm cho dầu bám vào các bề mặt và thực hiện chức năng bôi trơn cho các chi tiết này.

Phương pháp bôi trơn này thực hiện khá đơn giản, nhưng không được khuyến khích do không đảm bảo được sự an toàn, xuất phát từ việc lượng dầu bôi trơn không thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, khi nhiên liệu cháy làm dầu cháy cùng, tạo ra muội than bám dính trên piston, khiến sự tản nhiệt bị cản trở.

Bôi trơn bằng vung té

Phương pháp này có thể được ứng dụng đối với động cơ 1 xi lanh kiểu nằm ngang, có kết cấu đơn giản. Quá trình làm việc như sau: thiết bị múc dầu lấy dầu nhờn chứa trong các-te, sau đó hất tung lên.

Như vậy các hạt dầu nhỏ được vẩy vào trong sẽ rơi tự do xuống các bề mặt. Khi trục khuỷu quay 1 vòng, việc múc - hắt dầu được thực hiện 1 lần. Để các ổ trục nhận đủ chất bôi trơn, các gân hứng dầu sẽ được gắn ngay trên vách ngăn ổ trục.

Thực tế, phương pháp bôi trơn vung té khá đơn giản, nhưng hiện nay không còn được ứng dụng đối với động cơ thế hệ mới. Bởi lượng trong suốt quá trình này, không phải lúc nào chất bôi trơn tại ổ trục cũng được đảm bảo.

Bôi trơn bằng cưỡng bức

Nhờ sự ưu việt, hiệu quả, khắc phục tốt các nhược điểm của cách bôi trơn pha xăng với dầu và vung té, bôi trơn cưỡng bức hiện đang được trang bị ở hầu hết các dòng xe hơi hiện nay. Những ưu điểm của phương pháp này phải kể tới khả năng bôi trơn tốt, làm sạch và làm mát hiệu quả.

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm bộ chứa dầu, bơm dầu, lọc dầu, két làm mát, đồng hồ báo nhiệt (của dầu), đồng hồ báo áp suất cùng các đường ống dẫn dầu. Phương pháp này dùng bơm đưa chất bôi trơn đến các bề mặt có ma sát, trong đó dầu ở vòng tuần hoàn, luôn lưu động và ở mức áp suất nhất định. Có 2 phương thức hoạt động:

  • Bôi trơn với các-te ướt: chất bôi trơn chứa xong các-te, được hút qua phao rồi chảy qua lọc thô, đi vào đường dẫn tới các ổ trục. Theo đường dầu, chất bôi trơn được dẫn theo ổ chốt lên thanh truyền (hoặc lỗ hứng dầu) và bôi trơn piston. 

  • Bôi trơn các-te khô: cơ chế hoạt động tương tự như trên, nhưng có 2 bơm phụ để hút dầu ở các-te về nơi chứa.nhưng có thêm 2 bơm dầu phụ để hút dầu từ cacte về thùng chứa.

he-thong-boi-tron-giup-giam-hao-mon-chi-tiet-dong-co-hieu-qua.jpg

Hệ thống bôi trơn giúp giảm hao mòn chi tiết động cơ hiệu quả 

Hệ thống bôi trơn thường gặp các vấn đề gì? 

Hệ thống bôi trơn trên ô tô thường gặp các vấn đề sau:

  • Thiếu dầu bôi trơn: Đây là vấn đề phổ biến nhất của hệ thống bôi trơn. Nếu mức dầu bôi trơn thấp, các chi tiết trong động cơ sẽ không được bôi trơn đầy đủ, dẫn đến ma sát tăng, mài mòn và hư hỏng.

  • Rò rỉ dầu bôi trơn: Rò rỉ dầu bôi trơn có thể do các đường ống dẫn dầu bị hở, nứt hoặc do các gioăng bị mòn, rách. Rò rỉ dầu bôi trơn sẽ làm giảm lượng dầu bôi trơn trong hệ thống, dẫn đến các vấn đề tương tự như thiếu dầu bôi trơn. 

  • Bơm dầu bị hỏng: Bơm dầu là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn, có nhiệm vụ bơm dầu bôi trơn đến các chi tiết cần bôi trơn. Nếu bơm dầu bị hỏng, động cơ sẽ không được bôi trơn đầy đủ, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bó máy, động cơ bị hỏng. 

  • Lọc dầu bị tắc: Lọc dầu có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất trong dầu bôi trơn. Nếu lọc dầu bị tắc, các tạp chất sẽ không được lọc sạch, dẫn đến dầu bôi trơn bị bẩn, ảnh hưởng đến hiệu quả bôi trơn.

  • Áp suất dầu thấp do: Lò xo van xả yếu, bơm dầu bị mòn; Đường dầu bị nứt; Tắc nghẽn đường dầu; Dầu bị loãng; Vòng bi bị mòn.

  • Áp suất dầu cao do: Van xả bị kẹt; Lò xo van mạnh; Đường dầu bị tắc; Dầu rất nặng…

Để khắc phục các vấn đề của hệ thống bôi trơn, người sử dụng ô tô cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Cụ thể, cần kiểm tra mức dầu bôi trơn định kỳ, thay dầu bôi trơn và lọc dầu theo định kỳ, kiểm tra các đường ống dẫn dầu, gioăng, bơm dầu và các bộ phận khác của hệ thống bôi trơn để phát hiện các hư hỏng sớm và khắc phục kịp thời.

can-kiem-tra-he-thong-boi-tron-tren-o-to-thuong-xuyen-de-xu-ly-cac-van-de-kip-thoi.jpg

Cần kiểm tra hệ thống bôi trơn trên ô tô thường xuyên để xử lý các vấn đề kịp thời

Một vài lưu ý khi chăm sóc hệ thống bôi trơn

Việc chăm sóc hệ thống bôi trơn đúng cách sẽ giúp động cơ hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là một vài kinh nghiệm lái xe để chăm sóc hệ thống bôi trơn:

  • Sử dụng dầu bôi trơn phù hợp: Dầu bôi trơn có nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng loại động cơ và điều kiện sử dụng. Người sử dụng ô tô cần sử dụng dầu bôi trơn phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả bôi trơn và bảo vệ động cơ.

  • Thay dầu bôi trơn định kỳ: Tần suất thay dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại động cơ, điều kiện sử dụng, chất lượng dầu bôi trơn. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, dầu bôi trơn nên được thay định kỳ sau mỗi 3.000 - 10.000 km hoặc 6 - 12 tháng, tùy điều kiện nào đến trước.

  • Kiểm tra mức dầu bôi trơn thường xuyên: Mức dầu bôi trơn cần được duy trì ở mức phù hợp. Nếu mức dầu bôi trơn thấp, cần bổ sung dầu bôi trơn kịp thời.

  • Kiểm tra các đường ống dẫn dầu, gioăng và các bộ phận khác của hệ thống bôi trơn thường xuyên: Các đường ống dẫn dầu, gioăng và các bộ phận khác của hệ thống bôi trơn có thể bị rò rỉ hoặc hư hỏng theo thời gian. Người sử dụng ô tô cần kiểm tra các bộ phận này thường xuyên để phát hiện các hư hỏng sớm và khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, người sử dụng ô tô cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên chạy xe khi mức dầu bôi trơn thấp.

  • Không nên sử dụng dầu bôi trơn đã quá hạn sử dụng.

  • Không nên sử dụng dầu bôi trơn không phù hợp với động cơ.

>>> Xem thêm: Dầu trợ lực lái

Trên đây là những giải đáp thắc mắc “hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?”. Để đảm bảo hệ thống bôi trơn làm việc hiệu quả, người dùng xe cần lưu ý đến việc thay dầu nhớt động cơ và kiểm tra bộ lọc dầu định kỳ. Đây cũng là cách để luôn có được trải nghiệm lái êm ái, thoải mái và đảm bảo độ bền của động cơ xe hơi. 

Với mục tiêu giúp người sử dụng ô tô nắm được các thông tin về chi phí vận hành của chiếc xe mơ ước, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính các chi phí để sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Công cụ này sẽ giúp bạn nắm được số tiền phải bỏ ra để nuôi xe trong một tháng hoặc so sánh chi phí vận hành giữa các dòng xe khác nhau, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình.

Các hashtag trong bài viết:
Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe