300+ Biển báo giao thông cần biết tránh bị mất tiền oan

12/01/2024, Tạ Hải Long
Hệ thống hơn 300 biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được áp dụng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống biển báo giao thông tại Việt Nam được thiết kế và tham khảo theo tiêu chuẩn quốc tế, được quy định cụ thể trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019/BGTVT, hay Quy chuẩn 41). Việc nắm vững hình ảnh và ý nghĩa cụ thể của mỗi biển báo là rất quan trọng với người tham gia giao thông, giúp điều khiển phương tiện di chuyển một cách an toàn và tuân thủ đúng luật.

Biển báo cấm

Biển báo cấm là một trong những loại biển báo giao thông đường bộ với mục đích thể hiện các điều cấm mà bắt buộc người tham gia giao thông không được phép vi phạm.

Biển báo cấm có hình dạng tròn là chủ yếu, sử dụng ba màu chủ đạo là viền đỏ trên nền trắng cùng hình vẽ, chữ viết màu đen. Với một số trường hợp đặc biệt, các loại biển báo đường bộ cấm không tuân theo quy định này.

bien-bao-giao-thong-bien-bao-cam.jpg

Biển báo cấm có hình tròn là chủ yếu

Hiệu lực của một số loại biển như biển cự ly tối thiểu giữa hai xe, biển cấm vượt, biển hạn chế tốc độ, biển cấm sử dụng còi, biển cấm đỗ xe và biển cấm dừng xe được tính từ nơi đặt biển đến ngã ba, ngã tư hoặc nơi có đặt biển hết hiệu lực tương đương. Điều này giúp người tham gia giao thông có thể áp dụng chính xác và tuân thủ quy định của biển báo trong quãng đường di chuyển của mình.

>>> Xem thêm: 3 loại biển báo tốc độ cần nắm tránh mất tiền cập nhật 2024

Riêng một số biển báo như biển cự ly tối thiểu giữa hai xe, cấm sử dụng còi, cấm đỗ xe và cấm dừng xe cần người tham gia giao thông căn cứ vào các biển báo phụ để có thể chấp hành đúng luật.

bien-bao-giao-thong-bien-bao-cam-2.jpg

Nhóm biển báo cấm mà bạn cần chú ý

Mức phạt tiền khi vi phạm biển báo cấm từ 100.000 đồng đến 3 triệu đồng căn cứ tùy chỉnh mức phạt dựa trên quy định phạt tiền của từng biển loại biển báo cấm và phương tiện vi phạm.

Biển báo giao thông nguy hiểm và cảnh báo

Tất cả các biển báo nguy hiểm và cảnh báo đều có mục đích thông báo cho người tham gia giao thông những mối nguy phía trước để có sự chuẩn bị, phòng ngừa tai nạn.

bien-bao-giao-thong-bien-bao-nguy-hiem-va-canh-bao.jpgLoại biển nguy hiểm và cảnh báo

Các loại biển giao thông nhóm nguy hiểm và cảnh báo thường có hình tam giác đều, viền đỏ trên nền vàng với các hình vẽ, chữ viết màu đen.

Lỗi vi phạm biển báo giao thông nguy hiểm chiếu theo nghị định số 100 năm 2019/NĐ-CP bao gồm các mức phạt như sau: 

  • Với phương tiện tham gia giao thông là ô tô vi phạm biển báo giao thông nguy hiểm phạt tiền từ phạt tiền từ 4 đến 6 triệu VNĐ và tạm giữ bằng lái xe 2 đến 4 tháng trong trường hợp gây tai nạn. 

  • Với phương tiện tham gia giao thông là xe máy vi phạm biển báo giao thông nguy hiểm phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu VNĐ kèm theo tạm giữ giấy phép lái xe lên tới 3 tháng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Biển báo nguy hiểm là gì?

bien-bao-giao-thong-bien-bao-nguy-hiem-va-canh-bao-2.jpg

Biển báo giao thông nhóm nguy hiểm và cảnh báo thường có hình tam giác đều, viền đỏ trên nền vàng

Biển báo giao thông hiệu lệnh

Các biển báo giao thông đường bộ hiệu lệnh nhằm thông báo những hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải thực hiện (trừ các biển đặc biệt).

Ngoại trừ biển STOP có hình tam giác đều với viền màu đỏ ra thì các biển báo hiệu lệnh có hình vẽ màu trắng trên nền xanh.

Mức phạt khi vi phạm biển báo hiệu lệnh dựa trên nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: 

  • Với phương tiện vi phạm là ô tô phạt hành chính từ 200.000 đến 400.000 VNĐ kèm mức phạt tăng thêm là tước giấy phép lái xe 2 đến 4 tháng.

  • Với phương tiện vi phạm biển hiệu lệch là xe máy, xe máy chuyên dùng và xe kéo phạt tiền hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng kèm thu giấy tờ lái xe từ 2 đến 4 tháng.

  • Với phương tiện thô sơ là xe đạp phạt hành chính từ 80.000 đến 100.000 đồng.

bien-bao-giao-thong-bien-bao-hieu-lenh.jpg

Loại biển giao thông hiệu lệnh

Biển báo chỉ dẫn

Những biển báo chỉ dẫn dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn kinh nghiệm lái xe cần thiết để người tham gia giao thông đi đúng quy định.

Có tất cả 5 nhóm biển báo chỉ dẫn chính bạn thường gặp và cần nắm vững bao gồm nhóm R.403, R.404, R.411, R.412 và R.415.

bien-bao-giao-thong-bien-bao-chi-dan.jpg

Nhóm biển báo chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông với hình vẽ màu trắng trên nền xanh lam. 

Mức phạt tiền khi vi phạm biển báo chỉ dẫn từ 80.000 đến 200.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm và phương tiện vi phạm.

bien-bao-giao-thong-bien-bao-chi-dan-2.jpg

Biển báo chỉ dẫn

Biển báo giao thông chỉ dẫn trên đường cao tốc

Các loại biển chỉ dẫn trên đường cao tốc nhằm cung cấp thông tin chính xác cho người tham gia giao thông điều khiển trên đường cao tốc được an toàn.

Các biển báo an toàn giao thông này được viết cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, thường có hình vẽ màu trắng trên nền xanh lá cây với viền trắng quanh biển báo.

bien-bao-giao-thong-bien-chi-dan-tren-duong-cao-toc-2.jpg

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Nhóm biển báo giao thông phụ

Nhóm biển báo phụ là nhóm biển báo giao thông bổ sung thông tin cho biển báo chính hoặc được sử dụng độc lập, thường có hình vẽ, chữ viết màu đen trên nền trắng. Đây cũng là nhóm các biển báo cần nhớ. 

bien-bao-giao-thong-cac-bien-phu.jpg

Nhóm các loại biển báo phụ

Mặc dù có rất nhiều loại biển báo giao thông khác nhau nhưng người điều khiển xe cần nắm vững toàn bộ để quá trình tham gia giao thông đảm bảo an toàn cũng như không vi phạm luật giao thông đường bộ.  Để tìm hiểu thêm về công dụng và tham khảo chi phí vận hành xe ô tô, bạn có thể truy cập trang chủ của Nuôi xe để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe