5 bước hướng dẫn cách câu bình ắc quy ô tô đơn giản nhanh chóng

24/01/2024, Tạ Hải Long
Cách câu bình ắc quy ô tô đơn giản và hiệu quả sau đây chắc chắn sẽ là “cứu cánh” cho bác tài trong tình huống ắc quy ô tô hết điện khi đang lưu thông

Trong tình huống ắc quy ô tô bất ngờ bị hết điện, cách câu bình ắc quy ô tô từ xe khác chính là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết câu bình ắc quy ô tô sao cho đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách câu bình ắc quy ô tô.

5 bước hướng dẫn cách câu bình ắc quy ô tô

Ắc quy hết điện sẽ khiến ô tô không thể nổ máy hoặc thậm chí đình chỉ toàn bộ hệ thống điện của xe. Trong trường hợp này, chủ xe có thể gọi dịch vụ cứu hộ ô tô để được sạc bình hoặc thay ắc quy mới. Tuy nhiên, phương án này thường tốn khá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Chính vì vậy, cách câu bình ắc quy ô tô sau đây có thể sẽ giúp xe tạm thời “hồi sinh” và có thể di chuyển đến garage gần nhất.cach-cau-binh-ac-quy-o-to-se-giup-xe-nhanh-chong-hoat-dong-tro-lai.jpg

Cách câu bình ắc quy ô tô sẽ giúp xe nhanh chóng hoạt động trở lại

Hướng dẫn 5 bước tự câu bình ắc quy ô tô:

Ta gọi:

  • Xe A là ô tô có ắc quy hết điện

  • Xe B là ô tô mồi điện và nạp điện giúp xe A

Bước 1: Đầu tiên, người lái đỗ xe A và xe B sao cho phần đầu của hai xe nằm đối diện nhau. Cần giữ cho khoảng cách giữa hai đầu xe không quá sát nhưng vẫn vừa đủ để nối dây cáp.

Bước 2: Tiếp đến, người lái kéo phanh tay cả hai xe và tắt tất cả các thiết bị điện của xe A, ngoại trừ quạt điều hoà. Điều này sẽ giúp xe tránh được hiện tượng tăng điện áp đột ngột.

Bước 3: Sau đó người lái mở nắp capo và tiến hành đấu nối ắc quy xe A với xe B. Dây cáp dùng để câu bình ắc quy ô tô sẽ gồm hai sợi: sợi màu đen và sợi màu đỏ. Trình tự nối dây câu bình ắc quy ô tô như sau:

  • Đầu tiên, kẹp 2 đầu của sợi màu đỏ vào cực dương (+) của ắc quy xe A và cực dương (+) của ắc quy xe B.

  • Tiếp theo, kẹp 2 đầu sợi màu đen vào cực âm (-) của ắc quy xe B với bất kỳ vật thể kim loại trong khoang động cơ của xe A.dau-noi-ac-quy-cua-hai-xe-dung-cuc-de-tranh-gay-chay-no.jpg

Đấu nối ắc quy của hai xe đúng cực để tránh gây cháy nổ

Bước 4: Người lái cho nổ máy xe B và để động cơ chạy không tải trong khoảng 5 phút. Sau đó, tiếp tục cho nổ máy xe A.  Nếu xe A nổ máy thành công thì người lái tiến hành tháo dây câu bình ắc quy ô tô theo trình tự như sau:

  • Trước tiên, tháo kẹp của sợi màu đen khỏi vật thể kim loại trên xe A, sau đó tháo kẹp nối cực âm (-) trên ắc quy xe B.

  • Tiếp theo, tháo kẹp của sợi màu đỏ nối cực dương (+) ắc quy xe B, sau đó tiếp tục tháo kẹp nối cực âm ắc quy xe A.

Bước 5: Cuối cùng, người lái khởi động xe A và để động cơ chạy trong khoảng 10-15 phút. Máy phát điện sẽ nạp đầy bình ắc quy. Trong thời gian này, hãy tắt tất cả các thiết bị điện trên xe để đẩy nhanh tiến trình nạp điện ắc quy.

Những lưu ý về cách câu bình ắc quy ô tô

Vệ sinh các đầu điện cực trước khi câu bình

Ắc quy vận hành lâu ngày thường dễ bị bám bụi. Để đảm bảo tiếp xúc tốt, người lái nên lau chùi các đầu điện cực của ắc quy bằng giẻ khô trước khi câu bình.

Chủ động phòng tránh cháy nổ khi câu bình

Chú ý xem xe hết điện ắc quy và xe mồi điện ắc quy có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc xăng hay không để tránh tình trạng chập điện trong thời gian câu bình. 

Các loại khí phát ra từ ắc quy khi nạp điện có xác suất gây nổ nên những người xung quanh tuyệt đối không được hút thuốc lá, dùng bật lửa hoặc sử dụng các vật khác có khả năng tạo ra lửa điện trong quá trình nạp bình.

Đảm bảo ắc quy vẫn còn sử dụng tốt

Cần chắc chắn thân ắc quy của cả hai xe không bị phồng, không chảy nước và không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.

cau-binh-khi-ac-quy-bi-phong-se-gay-ra-chay-no.jpg

Câu bình khi ắc quy bị phồng sẽ gây ra cháy nổ

Tránh khởi động xe nhiều lần khi đang câu bình

Người lái không nên khởi động xe nhiều lần để tránh gây cháy nổ hoặc làm hỏng động cơ.

Sử dụng điện áp đúng định mức

Người thực hiện chỉ được phép sử dụng điện áp 12V khi câu bình ắc quy ắc quy ô tô. Tuyệt đối không được dùng điện áp 24V. Điều này có thể khiến cho hệ thống điện hư hỏng.

Những nguyên nhân làm cho bình ắc quy hết điện 

Ắc quy có thể sử dụng trong bao lâu không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân ắc quy ô tô hết điện sớm còn đến từ các yếu tố khách quan như: thói quen và tần suất sử dụng xe của chủ phương tiện, điều kiện môi trường mà xe hoạt động, ắc quy có được bảo dưỡng và nạp điện đầy đủ hay không,…

Xe ô tô không được sử dụng trong thời gian dài

Người tiêu dùng thường có suy nghĩ xe không được sử dụng đồng nghĩa với việc lượng điện năng có trong ắc quy sẽ được bảo toàn tuyệt đối. Điều này hoàn toàn không đúng. Dù bạn xe tắt máy thì một số thiết bị thông minh vẫn tiếp tục duy trì hoạt động. Ví dụ như hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống cảnh báo trộm, camera hành trình,… 

Sạc sai cách khiến ắc quy nhanh hết điện

Sạc điện sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất làm việc của ắc quy. Bình sẽ nhanh chóng bị phồng rộp và dễ nóng trong quá trình vận hành. 

Ngoài ra, sạc bình ắc quy sai cách khiến ắc quy không được cung cấp đủ nguồn năng lượng mà nó có thể tích trữ. Người dùng vẫn chủ quan cho rằng bình đã có đủ lượng điện cần thiết để duy trì hoạt động trong thời gian dài. Kết quả dẫn đến ắc quy bất ngờ hết điện và xe lại phải nằm đường.

Thói quen sử dụng điện của chủ xe

Nguyên nhân tiếp theo khiến ắc quy ô tô nhanh chóng hết điện là do người lái có thói quen sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc hoặc quên tắt các thiết bị như hệ thống âm thanh, ánh sáng, điều hoà,… khi rời khỏi xe.

Xe bị ngập nước

Xe bị ngập nước lâu ngày hay bị ngập nước với tần suất liên tục sẽ khiến các đầu điện cực của ắc quy bị gỉ sét, làm chập mạch hệ thống dây dẫn cũng như và gây hao hụt nguồn điện. Cũng từ đó, nguồn điện bị cạn kiệt và không thể cung cấp đầy đủ điện năng cho các thiết bị trên xe. Điều này dẫn đến tình trạng tê liệt từ một bộ phận cho đến toàn bộ hệ thống. 

Ô tô chạy trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ vượt quá giới hạn chịu đựng của ắc quy sẽ xúc tác cho các phản ứng hóa học trong bình. Tốc độ phản ứng gia tăng nhưng quá trình giải phóng năng lượng lại bị kìm hãm sẽ khiến bình ắc quy nhanh hết điện.

Ắc quy đã quá cũ

Ắc quy quá cũ không còn khả năng tích trữ điện năng và việc chuyển hóa cũng bị suy giảm. Dù người tiêu dùng có ra sức bảo dưỡng thì cũng khó có thể hồi phục chức năng của ắc quy. Tốt nhất chủ xe vẫn nên thay mới hoàn toàn bình ắc quy cho ô tô của mình. Thời gian thông thường cho việc thay mới ắc quy là khoảng 5 năm.

ac-quy-qua-cu-se-khien-binh-nhanh-het-dien.jpg

Ắc quy quá cũ sẽ khiến bình nhanh hết điện

Ắc quy không được bảo trì thường xuyên

Bảo dưỡng ắc quy sẽ giúp chủ xe xác định mức dịch còn lại trong bình, các cực của bình ắc quy có còn trắng và sạch hay không,... Từ đó tiến hành cung cấp, phụ trợ và xử lý các sự cố mà ắc quy đang gặp phải.

Những lưu ý khi dùng cách câu bình ắc quy ô tô

Bình ắc quy chưa đủ thời gian nạp

Một sai lầm mà chủ xe thường mắc phải trong cách câu bình ắc quy ô tô là vận hành xe ngay sau khi tháo dây cáp. Người lái cần khởi động xe và để động cơ chạy không tải trong khoảng 15 phút. Bằng cách này, máy phát điện có thể nạp đầy bình ắc quy và giúp xe tiếp tục lộ trình.

Đấu dây sai quy tắc

Ắc quy của hai xe bị đấu nhầm cực sẽ gây ra hiện tượng phóng điện (chập điện) tại cực dương của bình. Điều này rất nguy hiểm cho người câu bình ắc quy ô tô. Chính vì vậy, người thực hiện cần tuân thủ từng bước trong cách câu bình ắc quy ô tô để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trước khi tiến hành đấu nối dây cáp cho xe hết ắc quy và xe cứu hộ, chủ xe cần xác định thật cẩn trọng vị trí cực dương và cực âm của cả hai xe. Thông thường, cực dương sẽ có kích thước lớn hơn cực âm, ký hiệu bằng dấu (+) và được đậy nắp màu đỏ do có khả năng phóng điện cao. Trong khi đó, cực âm có kích thước nhỏ hơn và ký hiệu dấu (-), được đậy nắp màu đen hoặc không có nắp.

Tuyệt đối không nối cực âm của hai xe với nhau. Trong quá trình câu bình, người thực hiện cũng không được để 2 đầu dây câu bình chạm nhau và không để đầu sợi đỏ chạm vào thân xe hoặc chạm đất.

Sử dụng bình ắc quy quá yếu để câu bình 

Đa số những người chưa có kinh nghiệm trong việc câu bình ắc quy ô tô sẽ không ngần ngại sử dụng những bình ắc quy cũ để câu bình. Điều này chính là nguyên nhân khiến hệ thống điện của ô tô bị hỏng hóc. Khi thực hiện câu bình ắc quy ô tô, ta chỉ nên nhờ sự giúp sức của những bình ắc quy còn mới để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.

Không đủ thiết bị bảo hộ cơ bản

Bình ắc quy ô tô bao giờ cũng chứa một lượng axit nhất định và chúng có tính ăn mòn rất cao. Nếu chẳng may  cơ thể người thực hiện tiếp xúc trực tiếp với axit thì việc bị bỏng da, cháy quần áo,...là điều không tránh khỏi. Vì vậy, khi thực hiện câu bình ắc quy ô tô, bất kỳ người nào cũng cần chú ý trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho bản thân.

su-dung-gang-tay-khi-cau-binh-ac-quy-o-to-de-dam-bao-an-toan-cho-co-the.jpg

Sử dụng găng tay khi câu bình ắc quy ô tô để đảm bảo an toàn cho cơ thể

Câu bình ắc quy ô tô từ xe khác mà Nuoixe.vn nêu trên được xem là phương án “chữa cháy” an toàn và hiệu quả nhất mỗi xe nằm đường vì hết điện. Chỉ với 5 bước làm cực kỳ đơn giản, người lái có thể nhanh chóng giúp ô tô của mình “sống lại” và di chuyển đến garage gần nhất. Cách câu bình ắc quy ô tô kinh nghiệm lái xe mà bất cứ bác tài nào cũng nên nằm lòng.

>>> Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe