Cách vệ sinh lọc gió ô tô đơn giản và đúng cách nhất tại nhà

22/01/2024, Tạ Hải Long
Cách vệ sinh lọc gió ô tô rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm ra vị trí lọc gió, tháo ra và dùng vòi xịt hơi làm sạch bụi bẩn. Không được dùng nước hay dung dịch

Cách vệ sinh lọc gió ô tô rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng vòi xịt hơi để thổi sạch bụi bẩn nên hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Nhưng bạn cần lưu ý làm đúng cách và chú ý đến thời gian nên vệ sinh và thay lọc gió động cơ theo khuyến nghị. Bởi nếu để lọc gió ô tô bám nhiều bụi bẩn, động cơ hoạt động kém khiến xe giật cục, đặc biệt là làm tiêu tốn nhiều xăng.

Cách vệ sinh lọc gió ô tô đơn giản 

Vệ sinh lọc gió xe động cơ ô tô không có gì phức tạp, nên bạn có thể thực hiện ngay được tại nhà. Cách vệ sinh lọc gió ô tô theo các bước cụ thể dưới đây:  

Bước 1: Xác định vị trí và tháo lọc gió 

Lọc gió ô tô nằm ở sau cửa hút gió của động cơ, sau lưới tản nhiệt. Dò theo đường ống này là có thể tìm thấy. Hầu hết các nhà sản xuất đều đặt lọc gió ô tô trong một hộp bảo vệ hình trong hoặc hình vuông. Trường hợp không tìm ra vị trí của lọc gió, bạn có thể tìm trong sách hướng dẫn sử dụng xe.

Tùy thuộc các dòng xe của các nhà sản xuất khác nhau mà hộp bảo vệ lọc gió được thiết kế với dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết, nhưng đều khá đơn giản để thuận tiện cho việc tháo bằng tay hay cờ lê. 

neu-loc-gio-o-to-bam-ban-se-khien-dong-co-bi-nhieu-loi-kho-kich-no (2).jpg

Lọc gió ô tô nằm ở sau cửa hút gió của động cơ, sau lưới tản nhiệt.

Bước 2: Dùng vòi xịt hơi để vệ sinh lọc gió 

Bước tiếp theo trong cách vệ sinh lọc gió ô tô là dùng vòi xịt hơi thổi sạch bụi bẩn bám trên lọc gió. Bạn nhớ xịt toàn bộ lọc gió từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Thêm một lưu ý là không dùng cọ, dùng chổi hay bất cứ vật nhọn nào để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió ô tô, vì điều này có thể làm màng lọc gió bị rách, không còn tác dụng lọc gió.

Bước 3: Kiểm tra và lắp lọc gió về vị trí ban đầu 

Bước cuối là lắp lọc gió vào vị trí ban đầu. Nhưng bạn cần dùng khăn khô lau sạch bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ trước khi lắp. Sau khi đặt lọc gió vào vị trí thì xiết chặt các đai ốc hoặc ngàm giỡ như lúc ban đầu.

Lợi ích của vệ sinh lọc gió ô tô thường xuyên 

Lọc gió ô tô có vai trò đảm bảo không khí đi vào trong là không khí sạch sẽ nhất. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, khói bụi nhiều nên cần lọc gió động cơ thường xuyên. Điều này giúp động cơ vận hành êm ái và tăng tuổi thọ của động cơ.

Trường hợp lưới lọc gió ô tô quá bẩn, không được thường xuyên làm sạch sẽ là nguyên nhân khiến ô tô tiêu hao nhiều nhiên liệu. Ngoài ra, lọc gió bẩn sẽ khiến nhiệt độ động cơ cao, khả năng đốt cháy thấp. Cùng với đó, các cảm biến lưu lượng khí nạp hoạt động thiếu chuẩn xác, nên nhiên liệu cung cấp cho động cơ có thể bị thiếu hoặc thừa.

ve-sinh-loc-gio-o-to-sach-se-giup-dong-co-van-hanh-em-ai-va-tang-tuoi-tho.jpg

Vệ sinh lọc gió ô tô sạch sẽ giúp động cơ vận hành êm ái và tăng tuổi thọ

Hậu quả của việc không vệ sinh lọc gió ô tô thường xuyên 

Lọc gió động cơ bẩn là nguyên nhân chính khiến động cơ bị lỗi. Nếu không vệ sinh lọc gió động cơ thường xuyên có thể dẫn đến các hậu quả sau:

Làm giảm công suất động cơ

  • Lọc gió ô tô bị bẩn sẽ khiến gió lưu thông vào động cơ giảm, lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng lên do cần phải cung cấp thêm nhiên liệu để đảm bảo hoạt động đúng mức công suất. Điều này không chỉ làm tăng chi phí vận hành mà còn làm giảm hiệu suất của xe, làm giảm trải nghiệm lái xe và tăng cơ hội gặp phải sự cố hoặc hỏng hóc đột ngột.

  • Lọc gió ô tô bám bụi bẩn, khiến cho gió lưu thông vào động cơ giảm, công suất động cơ sinh ra cũng yếu hơn.

Tăng mức tiêu hao nhiên liệu và nóng máy

Công suất động cơ giảm thì phải tăng ga lớn mới đáp ứng được mức công suất duy trì tốc độ và sự ổn định cho xe. Cùng vì vậy mà khối lượng nhiên liệu nạp vào xi-lanh nhiều hơn, xe tiêu hao nhiều xăng và nhanh nóng máy hơn.

Khiến đầu bugi tích tụ nhiều muội than, động cơ khó kích nổ

Nếu lọc gió ô tô không được vệ sinh sạch thường xuyên sẽ khiến động cơ bị nhiều lỗi, muội than tích tụ trong buồng đốt dày lên theo thời gian làm động cơ khó kích nổ. Có nhiều trường hợp, đầu bugi bám bẩn quá dày khiến động cơ khó đánh lửa, làm xe bị rung và gây giật, hoạt động không ổn định.

neu-loc-gio-o-to-bam-ban-se-khien-dong-co-bi-nhieu-loi-kho-kich-no.jpg

Nếu lọc gió ô tô bám bẩn sẽ khiến động cơ bị nhiều lỗi, khó kích nổ

Gây hỏng các bộ phận khác của động cơ

Lọc gió không sạch có thể làm cho bụi bẩn hoặc các hạt nhỏ xâm nhập vào các bộ phận quan trọng khác của động cơ như piston, xi lanh, hoặc van.

Điều này không chỉ gây hao mòn nhanh chóng mà còn làm giảm tuổi thọ của các bộ phận này, dẫn đến việc phải thay thế sửa chữa sớm hơn và tăng chi phí bảo dưỡng.

Gây ô nhiễm môi trường

Khi lọc gió ô tô bị bẩn và không hoạt động hiệu quả, nó có thể phát ra các khí thải có hại và các chất độc hại vào môi trường. Những khí thải này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung.

>>> Bài viết cùng chủ đề: Cách vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô đúng kỹ thuật và đơn giản

Câu hỏi thường gặp về cách vệ sinh lọc gió ô tô

Về cách vệ sinh lọc gió ô tô, người dùng thường có những câu hỏi phổ biến dưới đây.

Bao lâu thay lọc gió ô tô một lần? 

Bao lâu thay lọc gió một lần là băn khoăn của nhiều người dùng. Các nhà sản xuất khuyến nghị, sau mỗi 5.000 km vận hành người dùng nên vệ sinh lọc gió ô tô. Lọc gió nên được thay mới sau mỗi 20.000 km hoạt động. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lái xe của nhiều người, nếu xe của bạn thường hoạt động trong điều kiện môi trường nhiều khói bụi thì nên vệ sinh và thay mới lọc gió ô tô sớm hơn khoảng thời gian khuyến nghị trên. 

Ở Việt Nam, một số thợ kỹ thuật khuyên chủ xe nên vệ sinh lọc gió sau quãng đường di chuyển 3.000 km, sau mỗi 15.00 km thì thay mới.

cac-nha-san-xuat-khuyen-nghi-sau-moi-5-000-km-van-hanh-nguoi-dung-nen-ve-sinh-loc-gio-o-to.jpg

Các nhà sản xuất khuyến nghị, sau mỗi 5.000 km vận hành người dùng nên vệ sinh lọc gió ô tô

Có được vệ sinh lọc gió ô tô bằng nước hay dung dịch không? 

Chúng ta thường có xu hướng dùng nước hay các dung dịch tạo bọt để vệ sinh mọi thứ vì dễ rửa trôi bụi bẩn. Tuy nhiên, với lọc gió ô tô thì tuyệt đối không được dung nước hay bất cứ dung dịch gì để làm sạch lọc gió. Vì hầu hết lọc gió động cơ xe ô đều làm bằng giấy dầu nên rất kỵ nước.

Làm thế nào để biết khi nào cần thay thế lọc gió?

Bạn có thể kiểm tra lọc gió bằng cách tháo ra và kiểm tra lọc gió có bị bám bẩn nhiều hay tắc nghẽn. Trường hợp lọc gió ô tô đã quá cũ hoặc không còn tác dụng lọc gió, bạn nên thay bằng lọc gió mới để đảm bảo khả năng vận hành của động cơ.

Tuy nhiên mỗi dòng xe ô tô có kích thước lọc gió động cơ khác nhau. Vì vậy bạn cần chọn đúng mẫu lọc gió cho xe của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến đời xe và phiên bản xe.

Nhìn chung, cách vệ sinh lọc gió ô tô khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự thay tại nhà. Nhưng bạn cũng cần lưu ý vệ sinh đúng cách như không dùng nước hay dung dịch để không làm hỏng lọc gió. Ngoài ra, hãy chú ý đến thời gian được khuyến nghị nên vệ sinh và thay lọc gió mới để đảm bảo xe vận hành ổn định, hiệu quả.

Theo dõi ngay Nuôi Xe để cập nhật nhiều tin tức mới về ô tô và những kinh nghiệm lái xe khác nhé! 

>>> Xem thêm:

Các hashtag trong bài viết:
Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe