9 bước vệ sinh họng ga ô tô đúng cách cực đơn giản ngay tại nhà

23/01/2024, Tạ Hải Long
Thực hiện nhiệm vụ dẫn không khí vào động cơ, họng ga thường bị đóng cặn bẩn sau một thời gian vận hành. Vệ sinh họng ga ô tô đúng cách sẽ cải thiện quá trình đốt cháy nhiên liệu và làm tăng hiệu suất vận hành của động cơ

Ô tô không được vệ sinh họng ga đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng xe khó tăng tốc, bị chết máy đột ngột và tiêu hao nhiều nhiên liệu. Vì vậy, chủ xe cần vệ sinh họng ga định kỳ để giúp động cơ ô tô vận hành ổn định, bền bỉ hơn, đồng thời giúp xe cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu. 

Họng ga ô tô là gì?

Họng ga ô tô (hay còn gọi là bướm ga) là bộ phận điều tiết lưu lượng không khí được dẫn vào trong buồng đốt của động cơ. Khi người lái đạp chân ga, họng ga sẽ mở và cho phép luồng không khí đi vào ống nạp. Độ mở của họng ga sẽ tương ứng với lực tác động lên chân ga của người lái.

hong-ga-o-to-la-bo-phan-dan-khi-di-vao-dong-co.jpg

Họng ga ô tô là bộ phận dẫn khí đi vào động cơ

Xem thêm: Cách vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà đúng cách

Tác dụng của họng ga ô tô

Phần lớn họng ga thường nằm ở phần đầu của cổ góp hút và được nối với lọc gió của ô tô. Họng ga thực hiện nhiệm vụ kiểm soát lưu lượng không khí trước khi tiến hành hòa trộn chúng với nhiên liệu dạng hơi sương. Bằng cách này, hỗn hợp hoà khí được đưa vào buồng đốt sẽ đảm bảo phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đưa ra.

Dấu hiệu nhận biết họng ga ô tô bị bẩn

Họng ga sau khi được sử dụng trong một thời gian dài sẽ bị đóng cặn bẩn và khiến hiệu suất động cơ giảm xuống. Các triệu chứng sau đây là dấu hiệu cảnh báo về bụi bẩn trong họng ga:

Xe chết máy đột ngột

Thân họng ga bám bẩn sẽ dẫn đến luồng không khí đi vào động cơ bị hỗn loạn. Điều này dẫn đến tốc độ không tải giảm xuống quá thấp và khiến xe tắt máy giữa chừng.

hong-ga-o-to-ban-khien-xe-chet-may.jpg

Họng ga ô tô bẩn khiến xe chết máy

Xe khó tăng tốc

Khi người lái nhấn bàn đạp ga, lưu lượng không khí và nhiên liệu đi vào động cơ sẽ được tăng lên. Cặn bẩn bám trên thân họng ga sẽ cản trở xe nhận được nguồn năng lượng cần thiết từ quá trình đốt cháy. Lúc này, ô tô sẽ khó khởi động, máy nổ không đều và mất nhiều thời gian để đi hơn bình thường.

Tiêu hao nhiều nhiên liệu

Bụi bẩn bám nhiều sẽ khiến độ mở của họng ga bị lệch. Và kéo theo đó là tình trạng lượng gió đi vào không phù hợp dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường.

Đèn báo lỗi động cơ

Để giúp người lái chăm sóc xe tốt hơn, đèn báo lỗi động cơ sẽ phát sáng nếu bất kì bộ phận nào của xe gặp sự cố. Nếu họng ga gặp vấn đề, nó sẽ thiết lập cảnh báo trên bảng điều khiển.

den-bao-loi-canh-bao-hong-ga-dang-gap-van-de.jpg

Đèn báo lỗi cảnh báo họng ga đang gặp vấn đề

Tham khảo thêm: Vệ sinh nội thất xe ô tô tại nhà đơn giản và tiết kiệm

Cách vệ sinh họng ga ô tô tại nhà

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô, chủ xe nên vệ sinh họng ga sau khi phương tiện chạy quãng đường 160.000km. Thay vì mất thời gian đến các trung tâm bảo dưỡng ô tô, chủ xe muốn tự vệ sinh họng ga ngay tại nhà có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu vệ sinh họng ga

Để quá trình vệ sinh diễn ra dễ dàng, bạn cần cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu cơ bản như:

  • Tua vít.

  • Bộ ổ cắm.

  • Khăn hoặc vải sạch.

  • Dung dịch vệ sinh họng ga chuyên dụng.

  • Bàn chải đánh răng đầu nhỏ.

  • Bông cotton và dầu dẫn.

su-dung-dung-dich-ve-sinh-chuyen-dung-de-lam-sach-hong-ga-tot-hon.jpg

Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch họng ga tốt hơn

Các bước thực hiện vệ sinh họng ga

Để vệ sinh họng ga ô tô đúng cách tại nhà, chủ xe thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tháo cáp ắc quy để đảm bảo an toàn hệ thống kết nối điện.

  • Bước 2: Tháo nắp bộ lọc gió, cảm biến lưu lượng gió, kẹp giữ vỏ bộ lọc không khí trên đế và cảm biến lưu lượng khí.

  • Bước 3: Tháo ống hút gió ra khỏi thân van tiết lưu sau đó nới lỏng kẹp ống cho đến khi ống nạp trượt khỏi môi ngoài của thân van tiết lưu. 

  • Bước 4: Tháo khoang hút gió ra khỏi khoang động cơ.

  • Bước 5: Thay lọc gió phù hợp. Bước làm này giúp tăng hiệu suất động cơ vì đây là nguyên nhân khiến thân họng ga bị bám bụi bẩn và gặp các vấn đề khác.

  • Bước 6: Dùng dung dịch vệ sinh xịt vào bên trong cửa nạp của thân họng ga và chờ 2 phút. Sau đó, chủ xe dùng khăn lau sạch bên trong và bên ngoài cánh họng ga cẩn thận để loại bỏ muội than tích tụ.

  • Bước 7: Kiểm tra các cạnh của thân họng có bị ăn mòn hoặc tích tụ carbon không. Trường hợp cánh cánh ga có tình trạng nứt, rỗ hoặc hư hỏng thì chủ xe nên thay mới.

  • Bước 8: Kiểm tra van tiết lưu và sử dụng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn.

  • Bước 9: Tuần tự lắp lại các bộ phận. Cuối cùng, chủ xe khởi động động cơ để kiểm tra tình trạng hoạt động của thân họng ga.

Vệ sinh họng ga định kỳ giúp xe vận hành êm ái, trơn tru, đảm bảo an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ cho các chi tiết khác của máy. Nếu không hiểu rõ về kỹ thuật vệ sinh họng ga xe ô tô, chủ phương tiện có thể đến các garage uy tín để thực hiện.

Nuoixe.vn đã ra mắt Công cụ tính chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam nhằm giúp người sử dụng phương tiện có thể so sánh chi phí vận hành các loại xe và dễ dàng thống kê các khoản chi cho chiếc ô tô của mình. Truy cập ngay trang chủ Nuoixe.vn để có kế hoạch dự trù chính xác nhất cho chiếc xe mơ ước.

Các hashtag trong bài viết:
Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe