Hệ thống điều hòa ô tô. Top 5 cách dùng điều hòa bền và tiết kiệm

29/01/2024, Tạ Hải Long
Hệ thống điều hòa ô tô là một hệ thống khép kín có các thành phần, cấu tạo phức tạp. Điều hòa ô tô sử dụng dung môi chất lạnh để làm mát không khí và điều chỉnh nhiệt độ trong xe.

Hệ thống điều hòa ô tô thường được sử dụng liên tục trong quá trình hoạt động của xe. Vì vậy, để đảm bảo điều hòa ô tô hoạt động tốt, chủ xe nên thường xuyên bảo dưỡng xe đúng định kỳ, nắm rõ cách sử dụng điều hòa ô tô sao cho mát và hiệu quả. 

Thành phần hệ thống điều hòa ô tô

Hệ thống điều hòa ô tô là nơi làm mát, sưởi ấm, lọc không khí, điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe nhằm tạo ra không gian thoải mái cho người ngồi bên trong. Hệ thống điều hòa ô tô có 6 thành phần chính là: máy nén, van tiết lưu, dàn nóng, dàn lạnh, quạt lồng xốc, bộ quạt khô. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chức năng, nguyên lý hoạt động của từng thành phần trong hệ thống điều hòa ô tô như sau:

Máy nén

Máy nén điều hoà ô tô là thiết bị trung gian quan trọng giữa dàn nóng và dàn lạnh. Khi máy nén được kích hoạt giúp biến đổi gas lạnh từ áp suất thấp thành áp suất cao bởi đi qua van tiết lưu và làm thay đổi trạng thái của gas lạnh. Máy nén sẽ liên tục hoạt động để nén ga lạnh cho hệ thống điều hòa khi bật chế độ điều hòa ô tô.

may-nen-dieu-hoa-o-to.jpg

Máy nén điều hòa ô tô

Van tiết lưu

Van tiết lưu là một bộ phận nhỏ trong điều hòa ô tô nhưng có tác động trực tiếp đến toàn bộ hệ thống làm lạnh trên xe. Khi đi qua van tiết lưu, gas lạnh sẽ thay đổi từ dạng dung dịch sang dạng khí và từ áp suất cao thành áp suất thấp. Đồng thời, gas lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp đi vào trong dàn lạnh. Ngoài ra, tùy vào nhiệt độ trong xe mà van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng gas phun vào dàn lạnh.

van-tiet-luu-trong-he-thong-dieu-hoa.jpg

Van tiết lưu trong hệ thống điều hòa

Dàn nóng 

Dàn nóng trong hệ thống điều hòa ô tô giúp điều tiết nhiệt độ bên trong xe. Nhiệm vụ chính của dàn nóng là làm giảm nhiệt độ gas lạnh và thay đổi tính chất vật lý và hóa học của gas lạnh. Dàn nóng thường đặt ở phía trước của xe ô tô và có thể có các ống mát để tăng cường hiệu suất tản nhiệt, giúp giảm nhiệt độ bên trong cabin.

Dàn lạnh 

Dàn lạnh có chức năng chính là làm bay hơi sương có nhiệt độ và áp suất thấp từ van tiết lưu, giúp làm mát không khí bên trong cabin. Được đặt ở phía trong xe, thường là trên bảng điều khiển hoặc gần đường gió, dàn lạnh giúp làm giảm và kiểm soát nhiệt độ trong xe.

Quạt lồng xốc

Quạt lộc xốc có thể dễ dàng nhìn thấy khi ngồi trong khoang lái, hơi lạnh từ dàn lạnh tiếp tục đi vào cabin xe thông qua quạt lồng sóc. Tùy từng dòng xe, hãng xe khác nhau sẽ có số lượng quạt khác nhau.

Bộ lọc khô

Bộ lọc khô là hệ thống giúp lọc và kiểm soát độ ẩm trong khoang lái, giúp loại bỏ hơi nước từ gas lạnh.

Cách sử dụng hệ thống điều hòa ô tô

Hệ thống điều hòa ô tô là bộ phận được sử dụng thường xuyên trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo sự thoải mái cho hành khách trên xe. Vì vậy cần biết cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu để tăng độ bền cũng như hạn chế chi phí bảo dưỡng cao.

Các dòng ô tô khác nhau sẽ có cách thiết kế bảng điều khiển điều hòa riêng để phù hợp với thiết kế nội thất bên trong. Tuy nhiên, vị trí bảng điều khiến điều hòa thường được đặt tại khu vực trung tâm taplo. Các ký hiệu trên bảng điều khiển và cách thức sử dụng như sau:

  • Nút A/C: Có chức năng bật hoặc tắt điều hòa. Bằng thao tác nhấn vào phím A/C này, bạn có thể dễ dàng bật tắt điều hòa.

  • Nút màu xanh và đỏ: Dùng để chỉnh tăng giảm nhiệt độ điều hòa. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tùy theo ý muốn bằng cách xoay nút này. Khi bạn càng xoay về phía bên trái hoặc bấm giảm thì nhiệt độ sẽ càng hạ giảm, xe càng lạnh và ngược lại.

  • Nút ký hiệu hình cánh quạt: Có công dụng điều chỉnh tăng giảm quạt gió. Thông thường nếu xoay nút này về bên phải hoặc tăng cao thì quạt gió càng mạnh và ngược lại. Bạn có thể chỉ sử dụng quạt gió mà không cần sử dụng máy lạnh.

  • Nút ký hiệu người ngồi và những mũi tên: Giúp chỉnh hướng gió theo 4 chế độ: thổi vào vị trí người ngồi, thổi hướng vào người và chân, thổi hướng vào chân hoặc sưởi kính lái.

  • Nút biểu tượng hình ô tô với mũi tên: Dùng để điều chỉnh chế độ lấy gió điều hòa từ trong hoặc ngoài vào xe. Lấy gió ngoài bằng nút ký hiệu ô tô có mũi tên hướng từ ngoài vào trong. Ngược lại, bạn có thể lấy gió trong bằng nút có biểu tượng ô tô với mũi tên nằm bên trong.

  • Nút Auto: Nút điều chỉnh điều hòa tự động.

bang-dieu-khien-dieu-hoa-o-to.jpg
Bảng điều khiển điều hòa ô tô

Top 5 lưu ý khi sử dụng hệ thống điều hòa xe ô tô

Làm sao để hệ thống điều hòa ô tô hoạt động hiệu quả hạn chế trường hợp điều hòa ô tô không mát xảy ra khi đang lưu thông? Sau đây là top 5 những lưu ý khi sử dụng hệ thống điều hòa ô tô mà chủ xe nên biết.  

Không bật điều hòa trước lúc khởi động máy 

Nên bật điều hoà sau khi đã khởi động và nổ máy xe, đảm bảo rằng máy đã được đi vào hoạt động trước khi bắt đầu thực hiện các tính năng khác. Quy trình này sẽ giúp các hệ thống trên xe hoạt động tốt hơn.

Đóng chặt cửa ô tô khi mở bật điều hòa 

Đóng chặt cửa ô tô là thao tác cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe, đồng thời có tác dụng giúp hơi mát hoặc hơi ấm từ máy điều hòa không thoát ra ngoài, nhanh chóng điều hòa nhiệt độ trong khoang lái.

Lấy gió từ môi trường bên ngoài để thêm dưỡng khí 

Trong quá trình lái xe, bạn có thể điều chỉnh chế độ lấy gió phù hợp thông qua các nút điều khiển như sau: 

  • Khi vừa vào xe nên chọn chế độ lấy gió ngoài, di chuyển tại những khu vực không khí sạch sẽ hoặc trong những chuyến đi dài và xa để đảm bảo oxy luôn được lưu thông. 

  • Khi xe di chuyển tại những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc lái xe dưới trời mưa, thời tiết ẩm ướt,…nên chọn chế độ lấy gió trong. Việc sử dụng quạt gió sẽ tiêu hao ít năng lượng hơn so với chế độ điều hòa. Vì vậy, để giảm tải cho hệ thống điều hòa ô tô, bạn nên kết hợp sử dụng điều hòa và quạt gió thích hợp với môi trường hiện tại.

dieu-chinh-che-do-lay-gio-trong-hoac-ngoai-phu-hop-voi-dieu-kien-trong-xe.jpg

Điều chỉnh chế độ lấy gió trong hoặc ngoài phù hợp với điều kiện trong xe

Tắt hệ thống điều hòa khi trời mưa

Khi buộc phải đi vào vùng thời tiết xấu, trời mưa, ngập nước, bạn nên tắt điều hòa và hệ thống quạt gió để đảm bảo an toàn cho bạn và tránh ảnh hưởng xấu tới xe. Bên cạnh đó, hành động này còn hạn chế rác trôi vào và mắc vào trong cánh quạt ở khoang máy lạnh. Khi tắt điều hòa nếu cảm thấy không khí bên trong bị bí, bạn có thể mở hé kính để tăng độ thông thoáng cho xe, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Chăm sóc làm sạch điều hòa thường xuyên

Việc kiểm tra định kỳ hàng tháng là điều cần thiết, bạn nên tiến hành vệ sinh tấm lưới lọc (nếu xe thường xuyên chạy ở những môi trường có nhiều bụi như đi qua công trường, đường đất…, tấm lưới lọc cần được vệ sinh hàng tuần), nhằm tránh tình trạng tắc bộ lọc gió của điều hòa, khiến gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào ca-bin được.

Định kỳ 6 tháng/lần, đến các trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa. Nếu dàn nóng điều hòa ô tô bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của dung môi (gas). Còn dàn lạnh điều hòa ô tô bị bẩn, không khí lạnh không lan tỏa để lùa vào khoang xe và khiến máy lạnh hoạt động nhiều hơn, gây tốn nhiên liệu mà không hiệu quả. 

Cần bổ sung gas cho máy lạnh đúng định mức quy định cho từng dòng xe. Vì khi gas bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống gây mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động. Ngược lại, nếu nạp thiếu gas, hoạt động của hệ thống làm lạnh sẽ kém.

cham-soc-ve-sinh-dieu-hoa-thuong-xuyen.jpg

Chăm sóc vệ sinh điều hòa thường xuyên

>>> Xem thêm: Dàn lạnh điều hoà ô tô: Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục

Câu hỏi thường gặp về hệ thống điều hòa ô tô

Ô tô là một tài sản có giá trị lớn trong mỗi gia đình và hệ thống điều hòa ô tô là một bộ phận quan trọng trên xe, giúp người ngồi trên xe cảm thấy thoải mái dễ chịu khi sử dụng. Dưới đây là một số thắc mắc về hệ thống điều hòa ô tô được nhiều người quan tâm.

Làm sao để điều hòa ô tô hết mùi khó chịu?

Mùi hôi trên xe ô tô có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Vệ sinh xe không kỹ, để đồ ăn lại trên xe gây ẩm mốc tạo ra mùi khó chịu

  • Mùi hôi do rò rỉ khí gas của hệ thống điều hòa và từ động cơ.

Để loại bỏ mùi khó chịu từ hệ thống điều hòa ô tô, bạn cần thực hiện vệ sinh xe sạch sẽ và áp dụng một số cách sau: 

  • Thường xuyên kiểm tra và thay bộ lọc không khí định kỳ tại các trung tâm uy tín. Bộ lọc mới hoặc được vệ sinh tốt sẽ giúp loại bỏ mùi và duy trì không khí trong xe sạch sẽ.

  • Vệ sinh điều hòa thường xuyên và thay tấm lọc gió. Vì nếu có vật dụng hoặc bụi bẩn, nó có thể tạo mùi khó chịu.

  • Sử dụng chế độ quạt gió sau từ 2 - 3 phút sau khi tắt điều hòa cũng có tác dụng đưa mùi hôi trong cabin ra ngoài.

  • Chọn chế độ lấy gió phù hợp để đưa không khí sạch sẽ vào bên trong xe đẩy mùi hôi ra ngoài.

  • Không hút thuốc, sử dụng thức ăn nặng trong cabin xe để đảm bảo xe sạch sẽ không bám mùi thức ăn.

can-ve-sinh-thuong-xuyen-de-loai-bo-mui-kho-chiu-tren-xe-o-to.jpg

Cần vệ sinh thường xuyên để loại bỏ mùi khó chịu trên xe ô tô

Điều hòa ô tô không mát và không có gió?

Hiện tượng điều hòa ô tô không mát, không có gió có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: Lọc gió điều hòa bị tắc, dàn nóng điều hoà bị bẩn, gas điều hòa bị thiếu do rò rỉ, phin lọc gas bị tắc…Tùy thuộc theo nguyên nhân sẽ có cách xử lý hiệu quả.

Nếu nguyên nhân điều hòa ô tô không mát là do lọc gió bị tắc: Bạn nên vệ sinh tấm lọc gió ngay mỗi 10.000 km chạy, nếu không hiệu quả cần tiến hành thay thế mới khi cần thiết hoặc thay mới sau 20.000 km chạy.

Nếu dàn nóng điều hòa ô tô hoạt động không hiệu quả: Dàn nóng có thể không hoạt động tốt vì bị bẩn, hoặc hộp số hoặc động cơ bị quá nóng làm giảm khả năng tản nhiệt của dàn nóng. Kinh nghiệm lái xe cho thấy nên vệ sinh dàn nóng thường xuyên, định kỳ là sau mỗi 20.000 km chạy. 

Nếu do dàn lạnh bị bẩn, đóng băng hoặc quạt gió yếu: Hơi lạnh từ dàn lạnh điều hòa khi làm giảm nhiệt độ khiến gas sẽ được quạt gió thổi vào buồng lái ô tô có thể gây tình trạng đóng băng dàn lạnh. Hoặc sau một thời gian hoạt động, dàn lạnh dễ bị bám bẩn sản sinh nấm mốc, vi khuẩn gây mùi khó chịu do tích tụ hơi ẩm. Khi dàn lạnh gặp sự cố trên, điều hoà ô tô thường xày ra trường hợp lúc mát lúc không. Ngoài ra, khi các bộ phận trong hệ thống điều hòa ô tô bị hỏng, lọc gió bị bẩn, gas lạnh kém chất lượng hoặc nạp sai tiêu chuẩn nhà sản xuất, dàn nóng trục trặc hoặc hệ thống cảm biến có vấn đề cũng khiến điều hòa ô tô hoạt động không hiệu quả…Do đó, cách tốt nhất là cần kiểm tra và vệ sinh dàn lạnh thường xuyên, định kỳ sau mỗi 20.000 km chạy hoặc sau khoảng 3 - 6 tháng.

Hệ thống gas điều hòa bị trục trặc, rò rỉ, bị tắc, bị thiếu hoặc thừa gas: Khi hệ thống gas bị trục trặc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của điều hòa. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra xem hệ thống gas bị rò rỉ, bị tắc, hay bị thiếu hoặc thừa gas để nạp thêm hoặc xả gas hoặc thay gas mới. Đặc điểm nhận biết gas bị thiếu là mắt gas sủi đục, có nhiều bọt. Để xử lý trường hợp này cần đưa xe đến các Garage sửa chữa để nhân viên kỹ thuật kiểm tra vá chỗ thủng, hoặc thay mới gas lạnh nếu cần thiết.

Nếu phin lọc gas bị tắc cần thay phin lọc gas mới: Trong trường hợp thay mới lốc lạnh, nên thay cả phin lọc gas để đảm bảo lốc lạnh mới được hoạt động hiệu quả nhất. Theo các hãng xe chủ xe nên thay phin lọc gas điều hòa định kỳ sau khoảng 12 - 18 tháng.

>>> Xem thêm: Nạp ga điều hòa ô tô bao nhiêu là đủ

Lọc gió hệ thống điều hòa ô tô bao lâu thì cần thay mới?

Việc vệ sinh và bảo dưỡng tấm lọc gió hệ thống điều hòa ô tô là cần thiết cụ thể: Bạn nên vệ sinh tấm lọc gió ngay mỗi 10.000 km chạy, nếu không hiệu quả cần tiến hành thay thế mới khi cần thiết hoặc thay mới sau 20.000 km chạy.

Trên đây là bài viết chi tiết về thành phần cấu tạo của hệ thống điều hòa ô tô, các nguyên nhân phổ biến cho hiện tượng điều hòa ô tô không mát. Để hệ thống điều hòa hoạt động trơn tru, chủ xe cần lưu ý vệ sinh và bảo dưỡng xe định kỳ hàng năm hoặc sau 20.000 - 30.000 km chạy một lần. Đặc biệt, cần sử dụng điều hòa đúng cách để giữ độ bền cho hệ thống điều hòa trên xe ô tô.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô đúng kỹ thuật và đơn giản

Với mục tiêu giúp người sử dụng ô tô nắm được các thông tin về chi phí vận hành của chiếc xe mơ ước, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính các chi phí để sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Công cụ này sẽ giúp bạn nắm được số tiền phải bỏ ra để nuôi xe trong một tháng hoặc so sánh chi phí vận hành giữa các dòng xe khác nhau, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình.

Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe