Thanh cân bằng ô tô là gì? Công dụng, phân loại, Ưu nhược điểm

25/01/2024, cập nhật lần cuối lúc 26/02/2024 21:12 bởi Tạ Hải Long

Thanh cân bằng là bộ phận có thể giúp làm tăng độ vững chắc và đồng thời nâng cao tính an toàn khi xe di chuyển. Tuy nhiên, không nên thần thánh hoá công dụng của thanh cân bằng. Các chủ xe vẫn cần nắm được các kiến thức cơ bản như công dụng, phân loại hay ưu nhược điểm của nó, để từ đó có thể đưa ra lựa chọn lắp đặt hợp lý và hiệu quả.

Thanh cân bằng là gì?

Thanh cân bằng hay còn gọi là thanh giằng ô tô là một thanh kim loại cứng kết nối tất cả các bộ phận trọng yếu dễ bị ảnh hưởng nhất khi xe vào cua gấp hay di chuyển trên mặt đường gập ghềnh. Thanh cân bằng vừa giúp tăng độ vững chắc cho thân xe vừa giảm vặn xoắn cho khung xe.

Strut Bar là gì? Strut Bar là thanh cân bằng được gắn trong khoang động cơ, kết nối hai giảm sóc trước, còn thanh gắn ở cầu sau gọi là Sway Bar. Strut bar sẽ liên kết hai đầu phuộc giúp giảm độ uốn cho khung xe khi xe vào khúc cua.

Công dụng của thanh cân bằng

Công dụng chính của thanh cân bằng là giúp hỗ trợ hệ thống treo hoạt động ổn định và an toàn hơn, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng lật xe hoặc văng bánh sau mỗi khi xe vào cua.

Bên cạnh đó, thanh giằng ô tô giúp mang lại sự cứng cáp cho thân xe, gia cố khung gầm, giảm độ nghiêng của xe và vặn xoắn của thân xe. Việc này đem lại cảm giác lái tự tin hơn và đầm chắc hơn, nhất là khi chiếc xe phải di chuyển trên những cung đường gập ghềnh.

Khi xe vào khúc cua, lực ly tâm sẽ khiến xe nghiêng về hướng ngoài góc cua nhiều hơn, khiến cho lực tác động lên 4 bánh xe không đều nhau. Lúc này, 2 bánh xe ở phía ngoài góc cua sẽ chịu lực mài mòn lớn hơn hẳn so với 2 bánh xe còn lại. Nếu việc này xảy ra trong thời gian dài, lực tác động liên tục dồn về 1 bên sẽ ảnh hưởng đến giảm xóc và làm cho lốp xe mòn không đều. Vì vậy việc lắp đặt thanh cân bằng sẽ giúp cân đối lực tác động lên 2 bên, đảm bảo độ mài mòn và độ bám đường của cả 4 bánh xe là đều nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn. 

Ngoài tác dụng hỗ trợ về khả năng vận hành và an toàn, việc lắp đặt thêm thanh giằng trước cũng giúp tăng tính thẩm mỹ, làm cho chiếc xe trông mạnh mẽ và khỏe khoắn hơn.

cong-dung-chinh-cua-thanh-can-bang-la-giup-ho-tro-he-thong-treo-hoat-dong-on-dinh-va-an-toan-hon.jpg

Công dụng chính của thanh cân bằng là giúp hỗ trợ hệ thống treo hoạt động ổn định và an toàn hơn

>>> Xem thêm: Hệ thống treo là gì?

Phân loại thanh cân bằng

Dựa theo vị trí lắp đặt mà thanh cân bằng sẽ được phân làm 4 loại khác nhau cụ thể là:

Thanh giằng ở trước và thanh giằng phía dưới

Thanh giằng trước có vị trí lắp đặt ở 2 đỉnh của giảm xóc,  chúng được kết nối với nhau nhằm mục đích chia đều lực tác động lên 2 bánh xe từ đó giúp bánh xe có độ bám đường đồng đều hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ xe lật khi ôm cua gấp. Bên cạnh đó, thanh giằng trước cũng giúp hạn chế hiện tượng văng bánh sau mỗi khi xe vào cua, tình trạng này thường xảy ra ở các loại xe dẫn động cầu sau.

Nếu như thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu giảm xóc nhằm đảm bảo độ ổn định và đầm chắc cho khu vực này, thì thanh giằng dưới được đặt ở vị trí liên kết thấp hơn sẽ giúp gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo (đặc biệt là phần dưới của trục bánh xe).

Thanh chống lật

Trong khi thanh giằng dưới ở vị trí kết nối 2 bên hệ thống giảm xóc thì thanh chống lật sẽ nằm ở vị trí thấp hơn - ở phía dưới của hai giảm xóc ngay gầm xe. cũng giống như thanh giằng trước, thanh chống lật sẽ giúp cân bằng lực tác động đến hai bên, giúp cho cả 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và giảm thiểu tối đa khả năng lật xe.

Thanh cố định

Thanh cố định thường gồm các thanh kim loại được ghép lại với nhau theo kiểu tam giác. Chúng được đặt ngay phía sau vòm bánh trước, nhằm mục đích giúp cho hệ thống khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu được lực tác động lớn mà không bị làm biến dạng, đặc biệt là khi xe bị đạp phanh gấp.

Thanh chống dưới khung gầm

Khi di chuyển trên các đoạn đường xấu có nhiều ổ gà, ổ voi gây ra nhiều xóc nảy, thường sẽ dẫn đến việc khung gầm ở phần trung tâm xe bị biến dạng do phải chịu lực tác động liên tục thay đổi giữa phía trước và sau. Vì vậy, thanh chống dưới khung gầm được tạo ra nhằm đảm bảo cố định được khung gầm, giúp chúng chịu được lực tác động lớn hơn trong các điều kiện di chuyển rất khắc nghiệt. Thanh chống dưới khung gầm được lắp đặt song song hai bên gầm xe.

thanh-chong-duoi-khung-gam-giup-co-dinh-duoc-khung-gam-giup-chung-chiu-duoc-luc-tac-dong-lon-hon-trong-cac-dieu-kien-di-chuyen-rat-khac-nghiet.jpg

Thanh chống dưới khung gầm giúp cố định được khung gầm, giúp chúng chịu được lực tác động lớn hơn trong các điều kiện di chuyển rất khắc nghiệt

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên phủ gầm xe ô tô 

Ưu nhược điểm của thanh cân bằng

Các ưu điểm của thanh cân bằng có thể kể đến như:

  • Giúp chia sẻ lực tác động giữa 2 trụ treo: Nếu xe có Thanh Cân bằng được lắp đặt vào hệ thống treo phía trước, một bên xe sẽ được giảm tác động lực hơn mỗi khi xe chuyển động vào cua hoặc đánh lái gắt. Nó giúp chiếc xe chịu được trọng lực, lực ly tâm tác động lên xe theo cả hai hướng, làm giảm cường độ lực chỉ hướng vào một bên của xe. Yếu tố thiết kế này sẽ vừa giúp chia sẻ lực vặn xoắn tốt hơn giữa 2 trụ mà vẫn không hạn chế sự ổn định của xe khi di chuyển trên những đoạn đường thẳng.

  • Giúp xe ít bị bồng bềnh hơn: Thanh cân bằng sẽ làm giảm mức độ lắc lư của một chiếc xe giảm đến đáng kinh ngạc. Việc này là nhờ có sự phân bổ cường độ lực tác động vào 2 bên xe tốt hơn khi vào cua. Lốp xe cả 2 bên có thêm nhiều diện tích tiếp xúc với mặt đường một cách chắc chắn, làm cho xe chuyển hướng mượt hơn và xe bám đường tốt hơn khi vào cua.

  • Giảm tác động xấu do trọng tâm cao của xe: Xe có trọng tâm cao thường sẽ dễ bị lật hơn. Xe có trọng tâm cao được lái với tốc độ cao vào cua sẽ làm cho người và xe như xô về một bên nhiều hơn. Trong trường hợp này, thanh cân bằng sẽ giúp phân bổ nhiều lực xô toả ra 2 bên xe, giữ cho mọi thứ cân bằng hơn.

  • Làm giảm hao mòn các chi tiết khác của xe: Thanh cân bằng giúp giảm mức độ chịu lực không cân đối xảy ra với các bộ phận hai bên của xe. Không bị dồn lực quá mức lên chỉ một bên nên xe sẽ làm tình trạng hao mòn đều hơn với các bộ phận này . Từ đó giảm tình trạng hỏng hóc và phải thay thế sớm trong điều kiện lái xe tiêu chuẩn.

  • Có nhiều phương án thiết kế khác nhau: Thanh cân bằng có thể được lắp ở các vị trí và hình dạng rất linh hoạt. Mỗi kiểu lắp sẽ có những ưu nhược điểm riêng để bạn lựa chọn cho phù hợp với chiếc xe của mình. Thanh này rất dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ.

  • Có thể lắp đặt thêm cho 2 trụ treo phía sau: Thanh cân bằng ở vị trí này có thể mang lại sự ổn định hơn cho chiếc xe trong trường hợp việc lắp đặt ở phía trước không có tác dụng như mong đợi.

thanh-can-bang-se-lam-giam-muc-do-lac-lu-cua-mot-chiec-xe-giam-den-dang-kinh-ngac.jpg

Thanh cân bằng sẽ làm giảm mức độ lắc lư của một chiếc xe giảm đến đáng kinh ngạc

Bên cạnh ưu điểm, thanh cân bằng cũng có những nhược điểm sau: 

  • Làm cho khung xe trở nên quá cứng: Khi năng lượng đã được chuyển quá nhiều từ bên này sang hết bên kia, chiếc xe sẽ trở nên quá cứng, làm cho xe dễ bị mất lái. Trong trường hợp này, bạn đang chuyển toàn bộ năng lượng về phía đối diện thay vì giới hạn độ vặn thân xe do vậy các bánh xe sẽ bị hoạt động riêng rẽ.

  • Sẽ có lúc bạn cần cụm giảm sóc hoạt động độc lập: Nếu bạn lái xe di chuyển trên các địa hình phức tạp, thì có thể cân nhắc loại bỏ tính năng này của hệ thống treo phía trước để cụm giảm sóc được hoạt động độc lập.

  • Làm tăng thêm trọng lượng của xe: Trọng lượng của xe tăng, sẽ làm xe tốn nhiên liệu hơn, lắc lư hơn trong khi di chuyển.

  • Không phát huy tác dụng trên đường bằng phẳng: Khi xe di chuyển trên đoạn đường thẳng, thì không cần giảm lắc lư khi rẽ.

Có nên lắp thanh cân bằng cho xe ô tô không?

Để xác định xem, xe của bạn có nên được lắp thanh cân bằng hay không, bạn cần cân nhắc các điểm sau:

  • Về công dụng: Thanh cân bằng mang đến giác lái chắc chắn hơn khi vào cua tuy nhiên chúng cũng sẽ làm giảm đi sự êm ái và khiến cho xe rung hơn.

  • Về giá cả: Chi phí lắp đặt thanh cân bằng tốn khoảng 100 USD cho mỗi xe.

  • Về cung đường xe thường xuyên di chuyển: Nếu xe thường xuyên di chuyển trên cung đường bằng phẳng đông dân cư, thì cũng không nên lắp thanh cân bằng. 

Từ những cân nhắc trên có thể đánh giá, với các mẫu xe ô tô phổ thông chủ yếu hướng đến sự thoải mái và nhu cầu di chuyển hàng ngày thì không nên trang bị thanh cân bằng. Thay vào đó, với các mẫu xe giá cao, ứng dụng nhiều công nghệ, hướng nhiều đến cảm giác lái như BMW, Porsche hay siêu xe như chiếc Aston Martin DB11 thì thường sẽ được trang bị sẵn thanh cân bằng ngày lúc xuất xưởng.

Thanh cân bằng là một chi tiết nên gắn thêm tuy nhiên các chủ xe cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên lý hoạt động và cách lắp sao cho đúng. Nếu không, việc lắp thêm sẽ còn làm cho chiếc xe tệ hơn và gây hậu quả rất khó lường. 

cac-chu-xe-cung-can-phai-tim-hieu-ky-luong-nguyen-ly-hoat-dong-cung-nhu-tac-dung-cua-thanh-can-bang-de-lua-chon-co-lap-hay-khong-cho-phu-hop.jpg

Các chủ xe cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên lý hoạt động cũng như tác dụng của thanh cân bằng để lựa chọn có lắp hay không cho phù hợp

Thanh cân bằng có tác dụng tăng độ vững chắc cho xe rất tốt, giúp xe hoạt động ổn định và an toàn hơn. Tuy nhiên không phải loại xe nào cũng nên được lắp thanh này. Các chủ xe hãy cẩn trọng tìm hiểu và lựa chọn để đưa ra quyết định có lắp hay không và lắp thế nào cho hợp lý nhất trên chiếc xe của mình.

Với mục tiêu hỗ trợ người sử dụng ô tô tìm hiểu các thông tin về chi phí vận hành của chiếc xe mơ ước, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính toán chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Công cụ này giúp bạn tính toán được số tiền phải bỏ ra để nuôi xe trong một tháng hay giúp bạn so sánh chi phí vận hành giữa các dòng xe, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Để hiểu thêm về công cụ và tham khảo các loại chi phí vận hành một chiếc xe, bạn có thể truy cập trang chủ Nuôi xe để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Đang tải ...
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe