Hệ thống treo là gì? Đây là bộ phận quan trọng, kết nối vỏ khung ô tô với các cầu, nắm vai trò giúp cho xe vận hành êm ái và mang đến trải nghiệm lái an toàn cho tài xế.
Hệ thống treo là gì?
Hệ thống treo thường đặt tại bộ phận đặt phía trên cầu trước/sau của xe. Hệ thống này kết nối vỏ khung ô tô với các cầu với mục đích mang đến chế độ vận hành êm ái và ổn định cho xe.
Hệ thống treo trên ô tô còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền mô men và lực từ bánh xe lên đến vỏ xe hoặc khung xe. Nhờ việc truyền mô men lực này mà bánh xe hoạt động theo đúng quy trình.
Hệ thống treo hạn chế những ảnh hưởng cơ học đến các chi tiết kim loại hay khung xe
Cấu tạo của hệ thống treo
Cấu tạo của hệ thống treo gồm 3 phần, mỗi phần sẽ đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:
-
Bộ phận giảm chấn: Bộ phận này có vai trò hạn chế dao động của thân xe và bánh xe, để giúp tăng lực ma sát và bám đường dễ dàng hơn. Hiện nay bộ phận giảm chấn có hai loại gồm giảm chấn ma sát, giảm chấn thủy lực.
-
Bộ phận đàn hồi: Bộ phận này giúp bánh xe di chuyển êm ái, mượt mà nhờ hấp thụ dao động từ mặt đường. Hơn nữa bộ phận đàn hồi còn làm sức nặng lên khung xe, giảm xóc, giúp xe dễ dàng di chuyển qua những đoạn đường gồ ghề, khó đi. Cấu tạo của bộ phận đàn hồi gồm lò xo, thanh xoắn, khí nén, nhíp.
-
Bộ phận dẫn hướng: Bộ phận này có vai trò đảm bảo hướng bánh xe di chuyển theo phương thẳng đứng, đảm bảo động học của xe. Bộ phận dẫn hướng còn có nhiệm vụ truyền lực, tiếp nhận và mô-men từ bánh xe lên vỏ, khung xe.
Hệ thống treo là gì? Đây là bộ phận giúp xe vận hành ổn định
>>> Xem thêm: Thanh cân bằng ô tô là gì? Công dụng, phân loại, Ưu nhược điểm
Phân loại hệ thống treo trên ô tô
Hiện nay bất cứ chiếc xe ô tô nào cũng được trang bị hệ thống treo, để giúp xe vận hành êm mượt hơn. Bên cạnh thắc mắc "hệ thống treo là gì" thì cách phân loại hệ thống treo cũng là điều người sở hữu ô tô quan tâm.
Có 3 loại hệ thống treo ô tô bao gồm:
Hệ thống treo độc lập
Hệ thống treo độc lập tạo ra sự linh hoạt cho mỗi bánh xe nhờ vào các bánh được lắp trên tay đỡ và được gắn vào thân xe. Hệ thống treo độc lập thường được tích hợp trên các loại ô tô con.
Ưu điểm:
-
Độ bám đường cao, tạo ra sự êm dịu hiệu quả khá tốt nhờ vào khối lượng không được treo nhỏ.
-
Hệ thống treo độc lập sử dụng lò xo mềm do các lò xo không tạo ra sự liên quan mật thiết đến việc định vị bánh xe.
-
Do hệ thống treo độc lập, không có dầm cầu liền nối thân để cố định 2 bánh xe, nên người sử dụng có thể bố trí động cơ và sàn xe thấp để làm hạ trọng tâm để giúp xe di chuyển trên tốc độ cao.
Nhược điểm:
-
Việc bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn, thậm chí tốn kém do cấu tạo khá phức tạp.
-
Cùng với chuyển động lên xuống của bánh xe tạo ra sự thay đổi cho khoảng cách và định vị của bánh xe. Để giải quyết nhược điểm này, nhiều xe có trang bị thêm thanh ổn định. Mục đích của việc này nhằm làm giảm hiện tượng xoay đứng khi xe ô tô quay vòng, nâng cao độ êm ái cho xe.
Hệ thống treo độc lập
Hệ thống treo bán độc lập
So với hệ thống treo độc lập, hệ thống treo bán độc lập thường có trên xe tải với trọng lớn. Hệ thống treo bán độc lập làm tăng khả năng chịu tải trọng cho xe vì được bố trí giữa 2 cầu chủ động liên tiếp.
Hệ thống này còn được gọi là hệ thống treo chùm xoắn. Ưu điểm của chúng là giúp hai bánh xe chuyển động riêng lẻ mà vẫn có ảnh hưởng đến nhau. Cấu tạo phổ biến nhất của hệ thống treo bán độc lập là kết hợp dạng thanh cân bằng với dạng thanh xoắn.
Hệ thống treo bán độc lập
Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo này có cấu tạo khá đơn giản. Cả hai bánh xe ô tô sẽ được đỡ bằng dầm cầu hoặc hộp cầu xe. Các bộ phận này nối liền 2 bánh xe lại và nối dầm cầu với thân xe.
Ưu điểm:
-
Dễ dàng cho người sử dụng bảo trì hay bảo dưỡng vì có ít chi tiết, cấu tạo hệ thống khá đơn giản.
-
Thích hợp cho các dòng xe bán tải, xe tải nhờ vào hệ thống treo phụ thuộc có độ cứng vững nên khả năng chịu được tải nặng.
-
Tạo ra cảm giác ổn định, thoải mái, chắc chắn hơn nhờ việc thân xe ít bị nghiêng khi xe vào cua.
-
Lốp xe giảm thiểu hao mòn do chuyển động lên xuống của chúng giúp định vị của các bánh xe ít thay đổi.
-
Có thể lắp cho các trục bánh xe sau trên xe con, dòng xe phổ thông, xe tải chở hàng nặng vì hệ thống treo phụ thuộc thích hợp cho các dòng xe này.
Nhược điểm:
-
Độ êm trên xe kém do hệ thống treo phụ thuộc không có độ linh hoạt mỗi bánh, khá cứng nhắc. Ngoài ra phần khối lượng của hệ thống không được treo lớn cũng làm xe di chuyển không mấy mượt mà.
-
Dễ bị rung lắc và dao động qua lại giữa bánh xe trái và phải khi chuyển động.
-
Đặc biệt xe dễ bị trượt bánh khi vào đoạn đường cua, nhất là lúc mặt đường trơn trượt do thời tiết xấu. Chính vì thế các dòng xe bán tải thường dễ có hiện tượng văng đít.
Hệ thống treo phụ thuộc
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo dựa vào tương tác giữa các bộ phận như giảm xóc, lò xo, cần điều khiển trong quá trình phương tiện di chuyển. Trong trường hợp xe di chuyển trên đoạn đường gồ ghề, bánh xe tác động trực tiếp với phần đường không bằng phẳng tạo ra các rung động. Lò xo có nhiệm vụ nén và hấp thụ những rung động đó và được kiểm soát bởi bộ phận giảm xóc, giúp ô tô không bị rung nảy quá mức. Cần điều khiển và thanh cân bằng giữ cho bánh xe thẳng với khung xe, hạn chế nguy cơ lật, đổ.
Nguyên lý hoạt động của từng loại hệ thống treo cụ thể như sau:
Hệ thống treo độc lập
Trường hợp xe tô tác động với phần đường gồ ghề bên trái và bánh trái, hệ thống treo độc lập giúp chuyển động chỉ xảy ra ở bánh trái mà không tác động lên bánh phải do không có sự kết nối giữa hai bánh trái và phải. Lò xo và bộ giảm chấn sẽ hấp thụ chấn động do tác động giữa bánh xe và mặt đường, độ cứng của lò xo và bộ giảm chấn có vai trò duy trì lực ma sát của bánh xe, giúp xe cân bằng hơn.
Hệ thống treo không độc lập/phụ thuộc
Cũng trong trường hợp xe ô tô tác động với phần đường gồ ghề ở bánh xe trái, nếu xe được trang bị hệ thống treo phụ thuộc/ không độc lập, các cặp bánh xe đối diện được liên kết cùng nhau bởi trục có lò xo lá. Khi bánh trái bị tác động nâng lên thì chuyển động bên trái và phải cũng sẽ tác động qua lại với nhau, lò xo lá có vai trò duỗi ra và hấp thụ chấn động đó.
Mỗi loại hệ thống treo có nguyên lý hoạt động khác nhau
Tác dụng của hệ thống treo trên xe ô tô
-
Hệ thống treo trên ô tô có vai trò đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau nhờ sự ăn ý của việc kết hợp ăn 3 bộ phận chủ chốt. Chúng có chức năng chịu sức nặng của xe và đảm bảo bánh xe chuyển động theo phương thẳng đứng.
-
Hệ thống treo trên ô tô giúp linh hoạt trong mọi tình huống như ôm cua, tăng tốc khi di chuyển nhanh, phanh gấp khi có vật cản thay đổi hướng bất ngờ. Để làm được điều này, hệ thống treo đã hoạt động đảm bảo độ ma sát, độ bám của bánh xe trên mặt đường.
-
Hệ thống treo trên ô tô là bộ phận quan trọng trên mỗi chiếc xe ô tô. Nhờ đó nó có thể giúp xe có thể di chuyển ổn định, vận hành mượt mà êm ái. Đồng thời quá trình tham gia giao thông xe đảm bảo an toàn, tạo ra sự dễ chịu và thoải mái cho hành khách và người lái khi ngồi trong xe.
Hệ thống treo trên ô tô là bộ phận quan trọng nhất giúp xe di chuyển êm ái, mượt mà trên mọi điều kiện địa hình. Tuy nhiên bộ phận này cũng có những nhược điểm như không có độ linh hoạt, dễ bị rung lắc, xe dễ bị trượt bánh khi ôm cua. Do vậy khách hàng nên cân nhắc khi chọn mua xe để có được trải nghiệm thoải mái và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Với mục tiêu giúp người sử dụng ô tô nắm được các thông tin về chi phí vận hành cho chiếc xe mơ ước, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về công nghệ ô tô và tham khảo chi phí vận hành xe ô tô, bạn có thể truy cập trang chủ của Nuôi xe để được hỗ trợ hiệu quả nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Hệ thống khởi động trên ô tô, cấu tạo, phân loại và nguyên lý
- Hệ thống lái trợ lực điện ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì