Có nên phủ gầm xe ô tô hay không là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay. Một số ý kiến cho rằng sơn phủ gầm sẽ giúp bảo vệ xe và giảm tiếng ồn khi di chuyển. Tuy nhiên, cũng có người nghĩ đây là chi phí không cần thiết và có thể gây bong tróc sơn.
Sơn phủ gầm xe ô tô là gì?
Sơn phủ gầm ô tô là quá trình phun một lớp chất lỏng chuyên dụng lên toàn bộ bề mặt dưới của xe. Loại chất lỏng này được tạo thành từ các hợp chất đặc biệt như nhựa tổng hợp và cao su non.
Khi áp dụng, sơn phủ giúp bảo vệ các phần gầm xe khỏi vết trầy, biến dạng, đồng thời giảm tiếng ồn. Ngoài ra, nó còn chống lại rỉ sét và ăn mòn, cung cấp lớp cách nhiệt bảo vệ, và hỗ trợ quá trình làm sạch gầm xe.
Có nên phủ gầm xe ô tô hay không là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay
Có nên phủ gầm xe ô tô không?
Sơn phủ gầm tạo ra một lớp bảo vệ chuyên dụng cho gầm xe, bảo vệ khung xe khỏi tác động của khói bụi, mưa nắng và địa hình không bằng phẳng. Đồng thời, nó giúp che phủ các vết nứt, lỗ hổng nhỏ trên khung gầm, ngăn chặn độ ẩm và nước từ môi trường bên ngoài xâm nhập.
Lớp phủ gầm cung cấp sự đàn hồi và tăng độ bền cho bề mặt vật liệu bên dưới, giúp bảo vệ xe khi di chuyển qua địa hình khó khăn, tiếp xúc với mặt đường hoặc đối mặt với môi trường khắc nghiệt.
Với những lợi ích này thì câu trả lời cho thắc mắc có nên phủ gầm xe ô tô là CÓ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc phủ gầm có thể tốn chi phí và không phải tất cả các loại xe đều cần thiết. Nếu bạn thường xuyên di chuyển trong điều kiện đường sá tốt và khí hậu không quá ẩm, việc phủ gầm có thể không cần thiết.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khoảng sáng gầm xe là gì? Cách tăng khoảng sáng gầm xe
Tác dụng của phủ gầm xe ô tô
Biết được những tác dụng của phủ gầm ô tô sẽ giúp người dùng quyết định có nên phủ gầm xe ô tô 1 cách chính xác. Một số tác dụng của phủ gầm ô tô chính có thể kể đến như:
Lớp phủ gầm cung cấp sự đàn hồi và tăng độ bền cho bề mặt vật liệu bên dưới xe
-
Chống ăn mòn, gỉ sét: Với thời tiết khắc nghiệt và chất lượng đường không đảm bảo ở Việt Nam, ô tô thường phải đối mặt với đất đá, cặn bẩn và nhiễm muối gây ảnh hưởng đến gầm xe. Những yếu tố này có thể khiến gầm xe bị trầy xước, gỉ sét, oxy hóa, hoặc thậm chí làm biến dạng các chi tiết vì bị va chạm với các vật sắc nhọn. Việc phủ gầm xe ô tô sẽ làm cho gầm trở nên mạnh mẽ hơn, bằng cách gia cố thêm nhiều lớp sơn bảo vệ, từ đó chăm sóc xe 1 cách hiệu quả.
-
Chống trầy xước: Sơn phủ gầm xe không chỉ giúp cách âm và bảo vệ gầm tránh vết xước, mà còn có nhiệm vụ chính là bảo vệ gầm xe. Người dùng không chỉ được hưởng lợi từ khả năng chống gỉ sét và oxy hóa, mà lớp phủ gầm chứa cao su và nhựa còn giúp giảm thiểu trầy xước khi gầm xe va chạm vào những viên sỏi nhọn, khi vượt qua các đoạn đất đội lên cao, hoặc khi di chuyển qua các địa hình khó khăn.
-
Tăng cường cách âm: Khi di chuyển trên đường, gầm xe thường tạo ra tiếng ồn do các yếu tố như gió, sỏi đá và tiếng vọng từ lốp, tạo cảm giác không thoải mái cho người trong xe. Sơn phủ gầm có thành phần chính là nhựa dẻo và cao su non sẽ tạo nên một lớp bảo vệ như hạt nhám trên bề mặt gầm. Lớp nhám này giúp giảm tiếng ồn từ gầm xe, không để tiếng ồn truyền vào khoang nội thất.
-
Hỗ trợ cách nhiệt từ mặt đường: Bởi vì sơn phủ gầm xe ô tô có thành phần chính từ cao su và nhựa nên nó có khả năng hỗ trợ cách nhiệt và chống nóng cho chiếc xe. Điều này giúp giảm lượng nhiệt độ cao từ bề mặt đường truyền vào trong xe. Nhờ vào tính năng này, xe ô tô trở nên mát mẻ hơn, đồng thời giảm thiểu mức tiêu hao nhiên liệu khi sử dụng điều hòa không khí.
-
Gầm sạch đẹp, vệ sinh dễ dàng: Nhiều dung môi hóa chất trong phủ gầm chứa thành phần nhựa dẻo. Lớp sơn phủ gầm này đóng vai trò như một loại "lớp che phủ" cho các vết nứt, khe hở và lỗ nhỏ trên gầm xe, giúp xe tránh khỏi các chất bẩn như dầu mỡ, bụi đường, axit ăn mòn, nước muối và nhiều chất khác. Nhờ đó, việc làm sạch gầm xe trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận như hốc lốp và những khe hở nhỏ.
Sơn phủ gầm xe giúp cách âm và bảo vệ gầm tránh vết xước
>>> Xem thêm:
- Vệ sinh nội thất xe ô tô tại nhà đơn giản và tiết kiệm
- cách khử mùi xe ô tô hiệu quả tại nhà
Các phương pháp sơn phủ gầm xe ô tô hiện nay
Hiện nay, phủ gầm bằng dung dịch hóa chất và sử dụng CO2 để phủ gầm là hai phương pháp phổ biến khi bảo dưỡng gầm xe. Tùy thuộc vào nhu cầu và loại xe, các phương pháp khác nhau sẽ được áp dụng.
Phủ gầm bằng dung dịch hóa chất:
-
Là phương pháp phổ biến với sự sử dụng các loại sơn như 3M, Wurth, Liqui Moly, CCC.
-
Mang lại hiệu quả cao, giữ lớp phủ lâu và có giá cả hợp lý.
Phủ gầm bằng máy nén CO2:
-
Sử dụng máy bắn đá khô CO2 để phủ gầm.
-
Cung cấp chất lượng gần tương đương với phương pháp sử dụng sơn.
-
Không sử dụng nước và hóa chất tẩy rửa, giảm hư hại cho gầm xe và làm sạch cặn bẩn, mỡ, nhựa đường một cách hiệu quả.
So với phủ gầm bằng dung dịch hóa chất thì máy nén CO2 với các phân tử đá khô được bắn nhanh chóng sẽ tạo ra những vụ nổ nhỏ phá vỡ cấu trúc chất bẩn dưới gầm xe. Tuy nhiên, không phải mọi loại xe đều thích hợp với phương pháp này. Sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào từng dòng xe và điều này sẽ được kỹ thuật viên sẽ tư vấn kỹ càng khi bạn đưa xe vào gara.
Phủ gầm bằng dung dịch hóa chất và sử dụng CO2 để phủ gầm là hai phương pháp phổ biến
Quy trình sơn phủ gầm ô tô
Sau khi đã biết có nên phủ gầm xe ô tô thì người dùng cũng cần tìm hiểu về quy trình này. Các bước sơn phủ gầm ô tô như sau:
Bước 1: Tháo các chi tiết che chắn dưới gầm xe
Trước hết, thợ sửa xe sẽ loại bỏ các chi tiết không cần thiết để đảm bảo quá trình sơn phủ gầm diễn ra nhanh chóng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các phần khác của ô tô.
Bước 2: Vệ sinh các lớp bụi bẩn dưới gầm xe
Trước khi phủ gầm để chống gỉ và giảm tiếng ồn, việc làm sạch là rất quan trọng. Thợ sửa xe sẽ dọn sạch bụi bẩn và loại bỏ các lớp bùn dính. Quá trình này được thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo có được lớp sơn phủ gầm chất lượng.
Bước 3: Loại bỏ gỉ sét
Sau khi làm sạch bụi bẩn, công việc tiếp theo là loại bỏ các lớp gỉ sét trên bề mặt gầm, đặc biệt là đối với những chiếc xe đã sử dụng lâu dài.
Bước 4: Che chắn những chi tiết quan trọng dưới gầm xe
Ở bước này, thợ sửa xe sẽ sử dụng những vật liệu chuyên nghiệp để bảo vệ các bộ phận quan trọng dưới gầm xe. Điều này giúp duy trì tính thẩm mỹ sau khi hoàn thành việc phủ gầm chống rỉ và giảm tiếng ồn.
Bước 5: Phun sơn phủ gầm bằng súng sơn chuyên dụng
Thợ sửa xe xe sử dụng súng phun chuyên dụng để phun xịt sơn phủ gầm. Thực hiện công đoạn này cẩn thận và tỉ mỉ để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 6: Lắp ráp lại các chi tiết và hoàn thành
Sau khi sơn phủ gầm khô và đã tạo nên độ chắc chắn thì thợ sửa xe sẽ tiến hành lắp ráp lại các chi tiết nhựa vào vị trí ban đầu.
Quy trình sơn phủ gầm ô tô không quá phức tạp
Có thể thấy rằng, sơn phủ gầm xe ô tô là 1 trong những biện pháp giúp bảo vệ hiệu quả cho các chi tiết và bộ phận bên dưới xe. Đồng thời duy trì hiệu suất hoạt động và tăng tuổi thọ cho xe. Quyết định có nên phủ gầm xe ô tô sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của từng người dùng. Tuy nhiên, để thực hiện phủ sơn gầm xe ô tô hiệu quả, người dùng cần tìm hiểu rõ về quá trình chuẩn bị cũng như lựa chọn được địa chỉ uy tín để thực hiện công đoạn chăm sóc xe này.
Với mong muốn giúp người sử dụng ô tô có cái nhìn rõ ràng về chi phí vận hành cho chiếc xe mơ ước của mình, Nuoixe.vn giới thiệu Công cụ Tính toán Chi Phí Sử Dụng Xe Ô Tô tại Việt Nam. Để khám phá thêm về tính năng và tham khảo chi phí vận hành xe ô tô, bạn có thể truy cập trang chủ của Nuôi Xe để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nhất.