Các cảm biến trên ô tô phổ biến năm 2024. Tác dụng ít người biết!

17/01/2024, Tạ Hải Long
Các cảm biến trên ô tô hiện nay rất đa dạng và sở hữu nhiều chức năng khác nhau. Có vai trò rất quan trọng để giúp xe được vận hành tốt hơn.

Hiện nay các cảm biến trên ô tô có mặt trên thị trường đều rất tân tiến và đa dạng nhiều chức năng khác nhau, giúp kiểm soát, vận hành xe tốt hơn, cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe. Hãy cùng tìm hiểu qua Top 17 các cảm biến trên ô tô phổ biến trong năm 2024 này nhé! 

Top 17 các loại cảm biến trên ô tô

Các cảm biến trên ô tô là thiết bị đầu vào của hệ thống điều khiển bằng máy tính. Chức năng chung của các cảm biến là để kiểm soát các thiết bị cũng như điều khiển sự vận hành của xe ô tô ổn định. Có nhiều loại cảm biến ô tô như cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến lưu lượng, v.v. và chúng được ứng dụng trong các vai trò khác nhau tùy theo đặc tính cụ thể của chúng. 

Hệ thống các loại cảm biến động cơ ô tô

Cảm biến vị trí trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu là một loại cảm biến quan trọng trên động cơ, thường được đặt gần puly trục khuỷu hoặc dưới bánh đà. Có bốn loại cảm biến CKP bao gồm: Cảm biến cảm ứng, cảm biến từ điện trở, cảm biến hiệu ứng Hall và cảm biến quang học.

 >>> Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết cảm biến trục khuỷu hỏng và cách khắc phục

Cảm biến vị trí trục cam 

Cảm biến vị trí trục cam (CPS) thường được gắn trên đỉnh xi lanh hoặc nắp vỏ trục cam. Có hai loại cảm biến CPS chính bao gồm cảm biến hiệu ứng điện từ và cảm biến quang học. Cảm biến vị trí trục cam và trục khuỷu thường hoạt động song song, giúp ECU tính toán thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa tối ưu nhất cho động cơ.

Cảm biến kích nổ 

Cảm biến kích nổ hay còn gọi là cảm biến KNK có thể phát hiện những rung động hoặc tiếng ồn bất thường từ động cơ thiết bị. Loại cảm biến này có hình dạng giống với bu lông và thường được lắp ở dưới cổ hút, nắp xi lanh trên thân động cơ. Ô tô thông thường sẽ có một cảm biến tiếng gõ, nhưng những chiếc siêu xe sử dụng động cơ V6 hoặc V8 sẽ có một hoặc hai cảm biến ở mỗi nhánh động cơ.

Cảm biến vị trí ga

Cảm biến vị trí ga hay còn gọi là TPS, thường được lắp đặt ở  vị trí trục đầu của bướm ga. Loại cảm biến được sử dụng trên ô tô hiện nay thường là loại không tiếp xúc. Trong đó gồm 3 loại chính là cảm biến Hall Effect, cảm biến điện trở từ, cảm biến cảm ứng. Chức năng của cảm biến này là tự điều chỉnh góc mở bướm ga, bù ga cầm chừng hoặc kiểm soát quá trình chuyển số dựa trên hệ thống kiểm soát lực kéo.

Cảm biến khí nạp 

Cảm biến khí nạp có nhiệm vụ chính là ghi nhận và gửi đi tín hiệu liên quan đến lượng khí nạp được đưa vào động cơ. Những lượng khi đó thường liên quan đến lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm không khí, v.v. Hiện nay trên thị trường đang có ba loại cảm biến khí nạp chính là: Cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến áp suất khí nạp và cảm biến nhiệt độ khí nạp. 

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ hay còn gọi là ECT, thường được bố trí ở trên thân động cơ, gần với bộ điều nhiệt và tiếp xúc với nước làm mát. Nhiệm vụ chính của loại cảm biến này là đo nhiệt độ nước làm mát cộng cơ, sau đó truyền tín hiệu tới ECU. 

Cảm biến oxy

Loại cảm biến này là một thiết bị điện tử thường được bố trí trên các ống thải nhằm tiếp xúc với dòng khí thải từ động cơ xe ô tô. Chức năng của bộ cảm biến này nhằm đo lượng oxy dư trong khí thải rồi gửi tín hiệu tới ECU. Từ đó hệ thống sẽ đánh giá nồng độ oxy để điều chỉnh sao cho tỷ lệ giữa không khí và nhiệu liệu có thể đạt mức tối ưu nhất.

cac-loai-cam-bien-dong-tren-xe-o-to-giup-xe-kiem-soat-su-van-hanh-cua-cac-dong-co-tot-hon.jpg

Các loại cảm biến động trên xe ô tô giúp xe kiểm soát sự vận hành của các động cơ tốt hơn

Hệ thống cảm biến vận hành 

Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ xe hay còn gọi là WSS. Đây là một thiết bị điện tử dùng để đo tốc độ quay của bánh xe, được lắp đặt tại đồng hồ công-tơ-mét, đầu ra của hộp số hoặc tích hợp với cảm biến tốc độ đầu ra hộp số. Cảm biến này gồm có 04 loại: cảm biến công tắc lưỡi gà, cảm biến điện từ, cảm biến quang học, và phần tử từ trợ (MRE).

Cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp xe ô tô hay còn gọi là TPMS. Đây là thiết bị điện tử có chức năng giám sát áp suất bên trong lốp xe, cung cấp đầy đủ thông tin về áp suất, nhiệt độ của từng lốp xe và hiển thị trên màn hình trong khoang lái. Có hai loại cảm biến áp suất lốp bao gồm: TMMS trực tiếp và TPMS gián tiếp. 

Cảm biến hộp số

Đây là loại cảm biến được lắp đặt ở các dòng xe ô tô có sử dụng hộp số tự động. Nó có nhiệm vụ chính là ghi nhận tốc độ đầu vào và đầu ra của hộp số, từ đó cung cấp thông tin dữ liệu đến mô đun điều khiển hệ thống truyền lực. Nhờ vậy mà hệ thống có thể điều chỉnh và vận hành hộp số mượt mà hơn. 

Cảm biến phanh

Loại cảm biến này thường được lắp đặt trên lớp má phanh dưới hai dạng riêng lẻ hoặc tích hợp. Cảm biến phanh không phải được trang bị trên tất cả dòng xe thông thường, mà chỉ được lắp ở một số dòng xe cao cấp hơn. Nhiệm vụ chính của cảm biến phanh là hỗ trợ hệ thống phanh xe, giúp kiểm soát và nhận biết độ mòn của phanh xe, từ đó truyền dữ liệu đến ECU để hệ thống đưa ra cảnh báo cho người lái. 

cam-bien-van-hanh-co-chuc-nang-kiem-soat-su-van-hanh-tong-the-cua-xe.jpg

Cảm biến vận hành có chức năng kiểm soát sự vận hành tổng thể của xe

Các cảm biến trên ô tô khác 

Cảm biến xăng

Cảm biến xăng hay còn được gọi là cảm biến nhiên liệu. Đây là thiết bị được lắp đặt trong bình xăng của xe với nhiệm vụ chính là giúp đo lường được lượng xăng dầu theo thời gian thực để truyền dữ liệu đến hệ thống điều khiển. Loại cảm biến này thường phù hợp với những dòng xe vận tải vì nó giúp người lái có thể kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu khá tốt.

Cảm biến lùi

Cảm biến lùi hay còn được gọi là cảm biến khoảng cách, cảm biến hỗ trợ đỗ xe. Cảm biến trước xe ô tô này có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho người lái, giúp họ hạn chế tình trạng va chạm khi lùi hoặc đỗ xe. Có hai loại chính là cảm biến siêu âm và cảm biến điện từ. Các cảm biến trên ô tô này có khả năng phát hiện các chướng ngại vật, từ đó phát ra những âm thanh cảnh báo giúp người lái phanh hoặc bẻ lái lái kịp thời.

Cảm biến áp suất bình chứa dầu ABS và trợ lực lái điện

Cảm biến áp suất bình chứa dầu hay còn gọi là cảm biến áp suất dầu phanh, thường được lắp đặt trong hệ thống chống bó cứng phanh ABS và trợ lực lái điện. Nhiệm vụ chính là phát hiện sự chênh lệch về áp suất trong hệ thống thủy lực, từ đó hệ thống gửi cảnh báo lỗi đến người lái. Nhờ vậy có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng như mất phanh, hỏng phanh gây mất lái, lật xe.

Cảm biến túi khí

Cảm biến túi khí có nhiệm vụ chính là theo dõi và ghi nhận các lực va chạm khi có sự cố xảy ra. Sau đó gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU để từ đấy đánh giá mức độ ảnh hưởng của lực va chạm lên xe và người lái. Nếu lực va chạm mạnh vượt ngưỡng tiêu chuẩn, túi khí sẽ được kích hoạt tự động để bảo vệ an toàn cho cả người lái và người ngồi trên xe.

Cảm biến quang

Cảm biến quang là một bộ phận nằm trong hệ thống đèn pha tự động. Chức năng chính của cảm biến này là nhận diện điều kiện ánh sáng ở khu vực xung quanh vị trí xe. Từ đó hệ thống đèn sẽ tiếp nhận thông tin dữ liệu từ cảm biến quang để bắt đầu điều chỉnh độ sáng và góc chiếu sáng phù hợp, giúp cho xe vẫn có thể vận hành tốt ngay cả khi thiếu sáng. 

Cảm biến vị trí bàn đạp ga và phanh

Cuối cùng là cảm biến vị trí bàn đạp ga và phanh. Cảm biến này có cấu tạo gần giống với cảm biến ga và thường được lắp đặt ở cụm bàn đạp chân ga. Nhiệm vụ của cảm biến này là đo độ mở của bàn đạp chân ga để gửi tín hiệu tới ECU. Từ đó, ECU sẽ điều khiển mô tơ bướm ga, lượng nhiên liệu phun vào và thời điểm chuyển số nhằm giúp động cơ tăng tốc.

thong-qua-he-thong-nguoi-lai-xe-se-nhan-duoc-nhung-thong-tin-hien-thi-duoc-gui-tu-cam-bien-dong.jpg

Thông qua hệ thống, người lái xe sẽ nhận được những thông tin hiển thị được gửi từ cảm biến động

Phân biệt cảm biến động cơ xe và cảm biến vận hành 

Cảm biến động cơ và cảm biến vận hành là hai loại cảm biến khác nhau. Chúng được sử dụng trong hệ thống ô tô nhằm theo dõi và kiểm soát các chức năng quan trọng của xe ô tô. Để phân biệt được các cảm biến trên ô tô này, bạn có thể dựa vào những yếu tố sau: 

Chức năng 

Cảm biến động cơ có chức năng chính là theo dõi và đo lường các thông số liên quan đến hoạt động của động cơ. Trong khi đó, cảm biến vận hành được sử dụng để giám sát và kiểm soát các chức năng liên quan đến sự vận hành tổng thể của xe.

Các thông số quan trọng

Các thông số gắn với cảm biến động cơ thường là nhiệt độ của dầu nhớt, nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu, áp suất khí nạp, lưu lượng khí nạp, vị trí của trục khuỷu, bàn đạp ga, v.v. và các thông số khác gắn liền với hoạt động của động cơ. 

Cảm biến vận hành lại liên quan đến những thông số như tốc độ của xe, vị trí của bánh xe, áp suất và nhiệt độ phanh, tình trạng của hệ thống treo, vị trí của hộp số và các thông số khác gắn liền với sự vận hành của xe.

Mục đích

Mục đích chính của hệ thống cảm biến động cơ là giúp cho hệ thống điều khiển động cơ và hệ thống khí nạp duy trì hiệu suất tối ưu, tiết kiệm năng lượng và giảm khả năng gặp sự cố.

Trong khi đó cảm biến vận hành giúp hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống kiểm soát chống trượt (TCS), hệ thống kiểm soát độ bám đường (ESP), và các chức năng an toàn khác hoạt động hiệu quả. Cảm biến này cũng có thể được sử dụng để cung cấp thông tin cho các hệ thống định vị, giám sát hành trình, và các tính năng khác.

Để phân biệt các cảm biến trên ô tô, bạn có thể dựa trên những đặc điểm như là: Cảm biến động cơ tập trung vào các thông số liên quan đến hoạt động của động cơ, còn cảm biến vận hành tập trung vào các thông số liên quan đến vận hành tổng thể của xe. Các cảm biến trên ô tô đều quan trọng để đảm bảo an toàn, hiệu suất và hiệu quả năng lượng của xe.

ban-co-the-phan-biet-cam-bien-dong-va-cam-bien-van-hanh-dua-tren-chuc-nang-cac-thong-so-va-muc-dich.jpg

Bạn có thể phân biệt cảm biến động và cảm biến vận hành dựa trên chức năng, các thông số và mục đích

 >>> Xem thêm: Honda Sensing là gì? chi tiết tính năng công nghệ hỗ trợ lái an toàn

Câu hỏi thường gặp về các cảm biến trên ô tô

Cảm biến ô tô không hoạt động có ảnh hưởng gì không?

Cảm biến ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và kiểm soát các chức năng khác nhau của xe. Nếu một hoặc nhiều cảm biến không hoạt động bình thường hoặc hỏng hoàn toàn, nhiều vấn đề có thể xảy ra và ảnh hưởng đến khả năng vận hành cũng như sự an toàn của xe. Một số vấn đề có thể xảy ra nếu cảm biến xe của bạn không hoạt động như là:

  • Mất công suất, tăng lượng nhiên liệu được tiêu thụ, và gây ảnh hưởng đến hiệu suất chung của xe.

  • Có thể làm giảm hiệu suất của các hệ thống ABS, ESP, TCS, và các hệ thống an toàn khác và tăng nguy cơ tai nạn.

  • Các cảm biến có thể được sử dụng để hỗ trợ các tính năng tiện ích như đỗ xe tự động, hệ thống giám sát hành trình, và các tính năng khác. Nếu hệ thống không hoạt động, có thể bị mất đi các tính năng hỗ trợ này.

Giá thay mới cảm biến ô tô bao nhiêu tiền?

Một cảm biến ô tô được thay thế hoàn toàn mới có thể tốn mức chi phí khoảng từ 400 nghìn đến hơn 2 triệu VNĐ, tùy thuộc vào kiểu dáng, mẫu mã và dòng sản xuất ô tô. Đối với một số cửa hàng, việc thay mới cảm biến ô tô để khắc phục các sự cố có thể trong mức giá khoảng từ 2 triệu đến 4 triệu VNĐ. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào loại xe và mức giá dịch vụ của các thợ cơ khí.

muc-gia-thay-moi-cam-bien-o-to-se-tuy-thuoc-vao-dong-xe-va-nam-san-xuat.jpg

Mức giá thay mới cảm biến ô tô sẽ tùy thuộc vào dòng xe và năm sản xuất

Như vậy, hiện nay các cảm biến trên ô tô có trên thị trường đều rất đa dạng với nhiều vai trò khác nhau giúp đảm bảo xe được vận hành an toàn và tốt hơn. Dựa trên thông tin về top 17 các loại cảm biến trên ô tô, bạn có thể hiểu hơn về cảm biến xe ô tô cũng như gia tăng kinh nghiệm lái xe của mình. Theo dõi Nuoixe.vn để biết thêm nhiều thông tin về xe hơi.

Các hashtag trong bài viết:
Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe