5 dấu hiệu nhận biết cảm biến trục khuỷu hỏng và cách khắc phục

24/01/2024, Tạ Hải Long
Cảm biến trục khuỷu có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng. Bộ phận này giúp tính toán thời gian phun nhiên liệu và góc đánh lửa

Cảm biến trục khuỷu có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các bộ phận khác và chuyển đến trung tâm ECU. Từ đó, ECU sẽ kiểm soát các phần trên xe, tạo ra sự đồng bộ và giúp xe hoạt động mượt mà.

Vậy cảm biến trục khuỷu là gì?

Cảm biến trục khuỷu là công nghệ hiện đại có trên xe ô tô. Trong quá trình di chuyển, nếu bạn cảm thấy xe tăng tốc độ chậm, rung lắng hoặc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường thì có thể cảm biến trục khuỷu đang gặp vấn đề.

Cảm biến trục khuỷu được đặt gần trục khuỷu, thường là gần puly trục khuỷu, ở phía trên bánh đà động cơ để giúp nhanh chóng thu thập tín hiệu từ trục khuỷu và gửi về ECU. 

Cảm biến có nhiệm vụ đo tín hiệu tốc độ và xác định vị trí của trục khuỷu, sau đó chuyển thông tin này đến ECU và máy tính trung tâm động cơ để tính toán thời điểm phun nhiên liệu và góc đánh lửa cho các xi-lanh. Do đó, nếu cảm biến trục khuỷu bị hỏng hoặc mất thì có thể gây ra các vấn đề như khởi động khó khăn, chạy không tải, tăng tốc khó khăn, tiêu hao nhiên liệu cao và rung lắc do sai lệch góc đánh lửa.

cam-bien-truc-khuyu-dong-vai-tro-quan-trong-trong-hoat-dong-cua-xe.jpg

Cảm biến trục khuỷu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của xe

Cách kiểm định cảm biến trục khuỷu

Đánh giá cảm biến trục khuỷu loại cảm biến từ

Để kiểm tra cảm biến từ trục khuỷu, bạn có thể bắt đầu bằng cách đo điện trở của cuộn dây cảm ứng. Tiếp theo, hãy quan sát hoạt động của đầu cảm biến khi đưa vào vòng xung. Cuối cùng, thực hiện kiểm tra xung tín hiệu đầu ra từ cảm biến trục khuỷu và so sánh dữ liệu thu được với các thông số tiêu chuẩn của xe để đánh giá xem thiết bị có hoạt động đúng cách hay không.

Cách kiểm định cảm biến trục khuỷu loại Hall

Để kiểm tra cảm biến trục khuỷu loại Hall, bạn có thể bắt đầu bằng cách vặn chìa khóa vào nút Start, khởi động động cơ và sử dụng máy đo dao động (oscilloscope) để đo chân tín hiệu khi động cơ khởi động. Sau đó, phân tích tín hiệu thu được thông qua phương pháp Engine Speed.

Nếu cảm biến trục khuỷu hỏng thì động cơ sẽ khó khởi động, đồng hồ vòng tua trên bảng đồng hồ không hiển thị, điện trở 2 chân khi lạnh đo được khoảng 900-1600, còn khi nóng là 1200-1900. 

kiem-tra-cam-bien-vi-tri-truc-khuyu-loai-cam-bien-tu-bang-cach-do-dien-tro-cua-cuon-day-cam-ung.jpg

Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu loại cảm biến từ bằng cách đo điện trở của cuộn dây cảm ứng

Cấu trúc của cảm biến trục khuỷu

Cấu trúc của cảm biến trục khuỷu phụ thuộc vào từng loại cảm biến:

  •  Cảm biến vị trí trục khuỷu loại từ có cấu tạo bao gồm cuộn cảm ứng, nam châm vĩnh cửu và vanh răng tạo xung. 

  • Cảm biến Hall có phần tử Hall nằm ở đầu cảm biến, bên trong có lõi nam châm vĩnh cửu và IC.

Cách hoạt động của cảm biến trục khuỷu

Cảm biến được đặt vị trí sao cho vòng răng cảm biến gắn chặt vào trục khuỷu và bị thiếu đi một số răng nhất định. Điều này sẽ giúp tạo ra một điểm tham chiếu cho máy tính động cơ (PCM).

Khi trục khuỷu xoay, cảm biến sẽ tạo ra các xung điện áp, mỗi xung liên quan đến một răng trên vòng điện trở. PCM sử dụng tín hiệu từ cảm biến này để xác định thời điểm phát ra tia lửa điện và xác định xi lanh nào sẽ thực hiện nó. Tín hiệu từ cảm biến cũng giúp theo dõi xem có bất kỳ xi lanh nào bị bỏ lửa hay không. Nếu cảm biến không tạo ra tín hiệu, không có tia lửa nào được tạo ra và hệ thống phun nhiên liệu sẽ không hoạt động.

Hai loại cảm biến phổ biến nhất là cảm biến từ với cuộn dây nhận tạo ra điện áp A/C và cảm biến hiệu ứng Hall, phát sinh tín hiệu sóng vuông kỹ thuật số. Trong xe hơi hiện đại, cảm biến hiệu ứng Hall thường được sử dụng cho cảm biến trục khuỷu. Cảm biến cuộn dây nhận thường có 2 chân, trong khi cảm biến hiệu ứng Hall có 3 chân (điện áp tham chiếu, nối mát và tín hiệu).

cam-bien-se-tao-ra-cac-xung-dien-ap-moi-xung-lien-quan-den-mot-rang-tren-vong-dien-tro-khi-truc-khuyu-xoay.jpg

Cảm biến sẽ tạo ra các xung điện áp, mỗi xung liên quan đến một răng trên vòng điện trở khi trục khuỷu xoay

Dấu hiệu khiến cảm biến trục khuỷu bị lỗi

Xe tăng tốc yếu

Các dấu hiệu như tăng tốc kém, xe giật khi lên ga hoặc hụt ga thường là biểu hiện của lỗi cảm biến trục khuỷu. Khi cảm biến vị trí trục khuỷu gặp sự cố, tín hiệu gửi đến bộ điều khiển động cơ sẽ trở nên không chính xác, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình tính toán thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu. Sự không chính xác này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của động cơ.

Xe bị đi tốn xăng

Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe tốn hơn bình thường cũng là một trong những biểu hiện của lỗi cảm biến trục khuỷu. Khi cảm biến vị trí trục khuỷu gặp sự cố, nó sẽ gửi tín hiệu không chính xác đến bộ điều khiển động cơ, điều này sẽ tạo ra vấn đề liên quan đến quá trình phun nhiên liệu.

Xe bị bỏ máy, rung giật

Khi cảm biến vị trí trục khuỷu bị lỗi, dữ liệu truyền về trở nên không chính xác, gây ra tình trạng sai lệch trong thời điểm đánh lửa. Kết quả là một hoặc nhiều xi-lanh không hoạt động, động cơ mất lửa và xe có thể bị tắt máy. Tình trạng xe ì thường đi kèm với các vấn đề khác như rung lắc và tiếng động lạ.

>>> Xem thêm: Xe ô tô bị rung khi mới nổ máy

Xe khó khởi động, chết máy dọc đường

Tín hiệu không ổn định có thể gây ra vấn đề trong quá trình phun nhiên liệu và đánh lửa, có thể làm cho việc khởi động xe trở nên khó khăn hoặc thậm chí làm xe chết máy giữa đường.

xe-kho-khoi-dong-chet-may-giua-duong-la-dau-hieu-loi-cam-bien-truc-khuyu.jpg

Xe khó khởi động, chết máy giữa đường là dấu hiệu lỗi cảm biến trục khuỷu

Đèn Check Engine sáng

Khi cảm biến trục khuỷu gặp sự cố thì sẽ có đèn kiểm tra động cơ bật sáng. Đây là một tín hiệu cảnh báo mà bạn cần lưu ý.

Tóm lại, cảm biến trục khuỷu dù nhỏ nhưng vai trò rất quan trọng. Bất kỳ vấn đề gì xảy ra với bộ phận này đều có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của động cơ xe. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu suất xe, bạn nên thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng cảm biến trục khuỷu định kỳ tại các gara uy tín. Xem nhiều bài viết hơn tại Nuôi xe.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe