[Cập nhật] Hướng dẫn lái xe số tự động an toàn cho người mới

24/01/2024, Tạ Hải Long
Hướng dẫn lái xe số tự động đơn giản, dễ dàng cho người mới học lái. Hiện nay, xe số tự động đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuân thủ các bước lái xe số tự động để có chuyến đi an toàn

Hướng dẫn lái xe số tự động, hiệu quả được nhiều người quan tâm. Lái xe cần nắm vững các ký hiệu trên xe số tự động để dễ dàng thao tác khi lái xe. Ngoài ra, lái xe cũng nên tìm hiểu những kinh nghiệm lái xe số tự động và áp dụng khi vận hành xe ô tô.

Xe số tự động là gì?

Xe số tự động có hệ thống số điều chỉnh hoàn toàn tự động, không cần người lái phải thao tác tay để tăng hoặc giảm số (hay còn gọi là hộp số tự động - AT: Auto Transmission). Khi lái xe số tự động, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh số sao cho phù hợp với tài xế và tốc độ khi xe đang di chuyển.

Có 2 loại số tự động được ưa chuộng bao gồm:

  • Hộp số tự động có cấp (AMT và AT): Đây là loại hộp số tự động phổ biến trên các loại ô tô hiện nay. Người lái không cần phải thao tác tay để điều chỉnh số. Thay vào đó, hệ thống sẽ tự động thay đổi số tương ứng với vận tốc lái xe.

  • Hộp số vô cấp CVT (truyền động bằng dây đai kim loại): hay còn được gọi là hộp số biến thiên vô cấp. Đây là loại hộp số tự động xuất hiện trên các dòng xe nhỏ giá rẻ. Hệ thống này không có các bước số cố định, mà tỷ số truyền động được điều chỉnh liên tục để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Ưu điểm của xe số tự động là thuận tiện và dễ lái, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Khi lái xe số tự động, tài xế chỉ cần lên xe, nổ máy, nhả phanh và đạp ga mà không cần quan tâm về việc tăng hoặc giảm số. Vì vậy, xe số tự động rất phù hợp ở môi trường đô thị đông đúc. 

xe-so-tu-dong-la-loai-xe-ma-he-thong-so-duoc-dieu-chinh-hoan-toan-tu-dong.jpg

Xe số tự động được điều chỉnh hoàn toàn tự động

Hiện nay, các hãng xe hàng đầu như Toyota, Ford, Honda... đều cung cấp những mẫu xe số tự động chất lượng, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của người tiêu dùng. Bạn có thể tìm thấy những mẫu xe số tự động đa dạng, từ xe hạng nhỏ đến xe hạng sang, với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người lái cần nắm rõ kiến thức về cách lái xe số tự động và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng xe số tự động.

Các ký hiệu, bộ phận trên xe số tự động

Sự khác biệt lớn nhất của xe số tự động so với xe số sàn chính là không cần sử dụng chân côn. Nói cách khác, tài xế chỉ cần quan tâm đến chân ga và chân phanh khi vận hành. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội, giúp người lái dễ dàng thao tác và di chuyển hơn. 

Tuy nhiên, có không ít vụ tai nạn xảy ra do người lái nhầm lẫn giữa hai bộ phận này hoặc do tâm lý không ổn định dẫn. Điều này dẫn đến việc đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Từ đó, tạo ra va chạm và sự cố giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, khi chạy xe số tự động, người lái cần ghi nhớ chính xác những ký hiệu, bộ phận trên xe như sau:

Bảng ý nghĩa ký hiệu bộ phận trên xe số tự động:

Ký hiệu

Giải thích

Trường hợp sử dụng

P (Park)

Đỗ xe

Dùng trong trường hợp cần đỗ xe lâu tại một điểm.

R (Reverse)

Số lùi

Dùng khi chạy lùi, lùi đỗ xe.

N (Neutral)

Số mo, ngắt truyền động hộp số

Dùng trong trường hợp cần kéo xe cứu hộ.

D (Drive)

Số tiến

Dùng trong trường hợp cho xe di chuyển về phía trước.

M (Manual)

(+ -) Hoạt động giống số sàn

Tính năng này cho phép xe chuyển sang các cấp số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại.

S (Sport)

Số thể thao

Tính năng này cho phép xe chuyển sang các cấp số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại.

D1 (Drive 1), D2 (Drive 2)

Đổ đèo an toàn

Dùng trong trường hợp xe đi với tốc độ chậm, di chuyển trên tuyến đường khó đi hoặc khi muốn tăng tốc. Tính năng này giúp đổ đèo an toàn hơn.

OD (Overdrive)

Về số để tăng tốc

Dùng trong trường hợp lái xe muốn về số để tăng tốc để vượt.

L (Low)

Số thấp

Dùng khi xe tải nặng, lên dốc hoặc xuống dốc.

B (Brake)

Số hãm

Dùng để hãm tốc độ khi xe xuống dốc.

cac-ky-hieu-tren-xe-so-tu-dong.jpg

Các ký hiệu trên xe số tự động

Lái xe số tự động an toàn theo các bước sau

Tuy cách đi xe số tự động khá đơn giản, nhưng lái xe cần phải tuân thủ các bước chuẩn bị để có một hành trình an toàn. Chi tiết như sau:

  • Hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ: Lái xe cần nắm rõ ý nghĩa các biển báo giao thông khi di chuyển. Điều này giúp hành trình trở nên an toàn và thú vị hơn.

  • Kiểm tra độ thoải mái của vị trí ngồi: Lái xe cần căn chỉnh ghế ngồi lái phù hợp với thể hình của bản thân. Tư thế ngồi lái xe đúng là khi vị trí để chân ga, chân phanh và điều khiển vô lăng thoải mái, dễ dàng nhất.

  • Kiểm tra toàn bộ gương: Bao gồm gương chiếu hậu trong và ngoài. Đây là bước chuẩn bị cực kỳ quan trọng trước khi xe di chuyển. Bởi điều chỉnh gương chiếu hậu phù hợp sẽ giúp lái xe có tầm nhìn rộng, khả năng quan sát tốt. Tuyệt đối không chỉnh gương khi đang lái xe, rất dễ gây tai nạn giao thông.

  • Thắt dây an toàn: Sau khi chỉnh ghế ngồi và gương phù hợp, lái xe cần thắt dây an toàn. Việc thắt dây an toàn giúp bảo vệ người lái khỏi chấn thương nếu xảy ra tai nạn hoặc va chạm trên đường.

  • Kiểm tra thông tin trên bảng đồng hồ: Lái xe cần kiểm tra thông tin trên bảng đồng hồ được trang bị phía sau vô lăng. Những thông tin này giúp lái xe chắc chắn rằng động cơ và các bộ phận hoạt động tốt và sẵn sàng vận hành.

  • Thông thạo các ký hiệu có sẵn trên cần số xe số tự động: Một số ký hiệu được nhà sản xuất ghi tắt cần người lái nắm rõ. Điều này giúp thao tác lái xe trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.

sau-khi-chinh-ghe-ngoi-va-guong-phu-hop-lai-xe-can-that-day-an-toan.jpg

Sau khi chỉnh ghế ngồi và gương phù hợp, lái xe cần thắt dây an toàn

Hướng dẫn lái xe số tự động an toàn

Xe số tự động đang được ưa chuộng hơn tại thị trường ô tô Việt Nam. Vì vậy, để có một lộ trình an toàn, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các hướng dẫn chạy xe số tự động.

Cách khởi động xe số tự động không hại máy

Học lái xe số tự động rất nhanh chóng. Trước tiên, người lái khởi động xe bằng cách gạt cần số vào vị trí mong muốn. Mỗi vị trí số đã được nhà sản xuất in rõ trên bệ cần số. Để di chuyển xe về phía trước, chỉ cần chuyển cần số về vị trí D (Drive - số tiến). Tuy nhiên, để khởi động xe an toàn, không hại động cơ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Đạp chân phanh: Trước khi khởi động, cần đạp chân phanh để đảm bảo xe trong trạng thái đứng im.

  • Bật chìa khoá khởi động hoặc nhấn nút bấm khởi động: Với dòng xe sử dụng chìa khoá khởi động, hãy bật chìa khoá vào vị trí khởi động. Đối với dòng xe sử dụng nút bấm khởi động, chỉ cần nhấn nút bấm.

  • Giữ chân phanh, kéo nhả phanh tay: Vẫn giữ chân phanh, sau đó kéo phanh tay lên và nhả phanh tay một cách từ từ, chậm rãi.

  • Chuyển cần số sang số D: Tiếp tục giữ chân phanh, chuyển cần số từ vị trí P (số đậu) sang vị trí D (số tiến). Cần chú ý chuyển cần số về đúng vị trí mong muốn.

  • Nhả chân phanh và đạp nhẹ chân ga: Khi đã chuyển sang số D, nhẹ nhàng nhả chân phanh và đạp nhẹ chân ga để xe di chuyển một cách mượt mà và an toàn.

Hướng dẫn cách dừng xe số tự động

Để dừng đỗ xe hộp số tự động, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Giảm ga và đạp phanh: Khi gần đến điểm dừng, bạn cần giảm ga bằng cách nhẹ nhàng rút chân ga ra. Sau đó, đạp phanh để xe giảm tốc từ từ. Đạp phanh để dừng xe hoàn toàn.

  • Giữ chân phanh và kéo phanh tay: Sau khi xe đã dừng, giữ chân phanh và kéo phanh tay lên. Điều này giúp xe không di chuyển khi lái xe rời khỏi vị trí.

  • Chuyển số vào vị trí P: Tiếp theo, đẩy cần số vào vị trí P (số đậu). Vị trí này sẽ khóa bánh răng truyền động và đảm bảo rằng xe sẽ không di chuyển ngay cả khi phanh tay đã được thả ra.

  • Tắt máy xe: Cuối cùng, tắt máy xe bằng cách vặn chìa khóa về vị trí tắt hoặc nhấn nút tắt máy (tuỳ thuộc vào loại xe bạn sử dụng).

tiep-theo-day-can-so-vao-vi-tri-p.jpg

Tiếp theo, đẩy cần số vào vị trí P

Cách lùi xe số tự động an toàn

So với lùi xe số sàn thì lùi xe số tự động đơn giản hơn. Một số bước mà bạn có thể thực hiện để lùi xe số tự động như sau:

  • Đạp chân phanh

  • Di chuyển cần số từ vị trí D (số tiền) về số R (số lùi)

  • Thao tác nhịp nhàng, uyển chuyển giữa chân phanh và chân ga để xe lùi một cách an toàn.

  • Sau khi xe đã lùi vào vị trí, thực hiện tiếp các bước đỗ xe theo hướng dẫn.

Dừng đèn đỏ an toàn với xe số tự động

Hướng dẫn chạy xe số tự động với những bước đơn giản, dễ dàng áp dụng, đặc biệt trong trường hợp dừng đèn đỏ. Cụ thể, để dừng đèn đỏ khi lái xe số tự động, bạn có thể thực hiện các bước sau một cách dễ dàng:

  • Nhả chân ga và đạp chân phanh: Khi gần đến vị trí dừng đèn đỏ, nhẹ nhàng nhả chân ga và chuyển sang đạp chân phanh để giảm tốc độ xe. Đạp phanh cho đến khi xe dừng.

  • Thời gian dừng đèn đỏ ít hơn 15 giây: Nếu thời gian dừng tại đèn đỏ khoảng 15 giây, lái xe có thể giữ chân phanh và chờ cho đến khi đèn xanh bật. Khi đèn xanh bật, nhả chân phanh và đạp chân ga để tiếp tục di chuyển.

  • Thời gian dừng đèn đỏ nhiều hơn 15 giây: Trong trường hợp thời gian dừng tại đèn đỏ lâu hơn 15 giây, nên chuyển cần số xe tự động về vị trí N (Neutral). Lưu ý vẫn giữ chân phanh hoặc kéo phanh tay (nếu cần thiết). Việc này giúp giữ xe ở trạng thái không di chuyển và giảm tải cho hệ thống truyền động. Khi đèn xanh bật, giữ chân phanh, nhả phanh tay (nếu đã kéo). Sau đó, đẩy cần số về vị trí D (Drive) và chuyển chân phanh sang chân ga để tiếp tục di chuyển.

dung-den-do-an-toan-voi-xe-so-tu-dong.jpg

Dừng đèn đỏ an toàn với xe số tự động

Cách vào số xe tự động đúng cách

Số N (Neutral) trong hộp số tự động được sử dụng để ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, đưa xe về trạng thái hoàn toàn tự do. Đây là trạng thái thích hợp khi bạn cần đẩy hoặc kéo xe.

Chuyển số N lúc xe ô tô đang đi trên đường

Tuy nhiên, đặt số N khi đang chạy xe là điều không nên. Nhiều người cho rằng việc để số N trong thời gian dài khi xe đang chạy có thể tiết kiệm nhiên liệu, nhưng thực tế thói quen này có thể gây hại cho hộp số. Theo kinh nghiệm lái xe của một số chuyên gia, việc liên tục chuyển đổi giữa số D và số N ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của hộp số. Điều này àm cho các thành phần bên trong động cơ phải thay đổi chu kỳ làm việc liên tục. Từ đó dẫn đến việc giảm tuổi thọ của hộp số.

Hơn nữa, việc đặt số N khi xe đang di chuyển cũng mang tiềm ẩn nguy hiểm. Cụ thể, khi xe ở trạng thái số N, động cơ không thể giảm tốc độ bằng cách sử dụng phanh động cơ. Điều này có thể tạo ra tình huống nguy hiểm, đặc biệt khi lái xe và vô tình chuyển nhầm sang số R (lùi) hoặc P (đỗ), gây ra nguy cơ tai nạn.

Về số N khi đang dừng đèn đỏ

Người lái cần kịp thời xử lý và đưa ra lựa chọn sử dụng số xe trong mỗi trường hợp khác nhau. Để số D và đạp chân phanh sẽ dẫn đến tiêu thụ nhiên liệu và mòn hơn cho hộp số. Trong khi đó, chuyển sang số N và kéo phanh tay có thể giúp giảm sự mệt mỏi cho chân khi không cần đạp chân phanh liên tục. Đồng thời, nếu có xe đâm từ phía sau, sẽ an toàn hơn.

Tuy nhiên, theo các kỹ sư của hãng xe Ford, việc thay đổi từ số D sang N và ngược lại sẽ làm các chi tiết trong hộp số phải thay đổi chu kỳ hoạt động. Điều này có thể gây hại và làm giảm tuổi thọ của hộp số. Vì vậy, cách xử lý phù hợp nhất là nếu thời gian dừng lâu, người lái có thể chuyển sang số N và kéo phanh tay. Tuy nhiên, trường hợp thời gian dừng lại không dài, lái xe nên để xe ở trạng thái D, đồng thời đạp chân phanh. 

Về số N khi xe đang xuống dốc

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Lái Xe Số Sàn Đúng Kỹ Thuật, Từ Chuyên Gia

Việc chọn số N khi xuống dốc là lựa chọn phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đây là thao tác lái xe khá nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi chọn số N khi xuống dốc, xe sẽ chạy theo quán tính và không thể phanh bằng động cơ và chỉ có thể phanh bằng chân phanh liên tục. Vì vậy, khả năng mất kiểm soát là rất cao.

Về số N trước, sau đó mới về số P

Với địa hình bằng phẳng, việc chuyển về P trước hoặc kéo phanh tay trước khi dừng xe là tương đồng. Tuy nhiên, với địa hình mấp mô, không nên chọn P trước khi xe dừng hoàn toàn. Bởi điều này gây lực dằn mạnh lên xe khi bạn nhả chân phanh và ảnh hưởng đến hộp số của xe. Do đó, nên chuyển về số N trước, sau đó kéo phanh tay và cuối cùng chuyển về P.

Số D1, D2 và D3

Các chế độ D1, D2, D3 được thiết kế để hỗ trợ khi xe di chuyển trên địa hình đòi hỏi sức kéo mạnh hoặc lực hãm lớn. Thông thường, khi xe lên dốc cần một lực mạnh để có thể kéo xe vượt qua độ dốc. Ngược lại, khi xuống dốc, xe có xu hướng lao nhanh do quán tính, và cần lực hãm để giảm tải cho hệ thống phanh.

Người lái có thể dò số để chọn chế độ phù hợp tùy thuộc vào độ dốc của đường. Độ hãm sẽ giảm dần theo từng cấp số, với D1 có lực hãm mạnh nhất và D3 có lực hãm ít nhất.

Số tay M

Trên xe số tự động, vẫn có sẵn chế độ chuyển số tay M (Manual), thường được ký hiệu là M+ và M-. Chế độ này được sử dụng trong các tình huống như cần tăng tốc nhanh, leo dốc hoặc xuống dốc. Ngoài ra, nhiều dòng xe số tự động còn được trang bị lẫy chuyển số tích hợp sau vô lăng, do các nhà sản xuất cung cấp thêm. Lẫy chuyển số này có tác dụng hỗ trợ người lái sang số tay linh hoạt, đặc biệt là khi chạy xe ở chế độ S (Sport) hay M (Manual).

Những nguyên tắc cần biết khi lái xe số tự động

Cách chạy xe số tự động không phức tạp như chạy xe số sàn. Tuy nhiên, người lái vẫn cần nắm rõ những nguyên tắc quan trọng khi lái xe số tự động để có hành trình di chuyển an toàn.

  • Không điều chỉnh ghế ngồi, và gương khi đang lái xe: Việc điều chỉnh vị trí ghế, vô lăng hoặc gương chiếu hậu trong khi đang lái xe có thể dễ dàng làm bạn bị phân tâm. Vì vậy, nên kiểm tra và điều chỉnh cẩn thận vị trí ghế, vô lăng và gương trước khi khởi động xe. Trong quá trình di chuyển, nếu bạn cảm thấy chưa thoải mái và muốn điều chỉnh lại, có thể dừng xe vào lề đường cho phép. Sau đó, điều chỉnh theo ý muốn, phù hợp với thể hình và tư thế ngồi. 

  • Chỉ nên lái xe bằng một chân, tuyệt đối không dùng cả hai chân cùng lúc để lái xe: Xe số tự động đã loại bỏ chân côn trong hệ thống lái. Vì vậy, tài xế chỉ nên sử dụng một chân để điều khiển xe. Việc sử dụng hai chân cùng lúc để thao tác có thể gây tai nạn.

  • Không ga thì phanh: Để lái xe an toàn, tài xế cần học điều chỉnh chân phanh và chân ga nhịp nhàng. Khác với xe số sàn, xe số tự động có thể lên số cao, tự động tăng tốc khi xe xuống dốc. Vì vậy, người lái luôn phải để chân phải hờ ở vị trí chân phanh. Điều này giúp xử lý tình huống bất ngờ một cách an toàn, hiệu quả. 

  • Không chuyển số về N khi đang chạy xe đang: Việc chuyển số từ D (đi) về N (ngang) khi xe đang lăn bánh có thể gây hại cho hộp số. Điều này cũng gây nguy hiểm cho tài xế do khó kiểm soát tốc độ của xe. Ngoài ra, thao tác này cũng gây mài mòn cho động cơ và giảm tính an toàn của xe. Do đó, không nên thực hiện thao tác này để bảo vệ hộp số và đảm bảo an toàn khi lái xe.

  • Thuần thục thao tác lái và làm quen với xe trước khi vận hành: Việc nắm kỹ thao tác và vị trí các bộ phận trên xe giúp lái xe thuận tiện và thoải mái hơn khi di chuyển. Ngược lại, nếu không làm quen với xe, lái xe dễ dàng nhầm lẫn ký hiệu. Từ đó, gây chấn thương và tai nạn không mong muốn.

Thuần thục thao tác lái và làm quen với xe trước khi vận hành

Những sai lầm khi mới bắt đầu lái xe số tự động

Thực tế, nếu lái xe không tuân thủ thực hiện hướng dẫn đi xe số tự động, sẽ rất dễ mắc sai lầm. Hậu quả là xảy ra va chạm và tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường. Dưới đây là những sai lầm mà người mới bắt đầu lái xe số tự động hay gặp phải.

Bỏ quên số tay

Hầu hết các mẫu xe số tự động hiện nay đều có chế độ chuyển số tay hoặc số thể thao. Tuy nhiên, lái xe thường bỏ qua bởi sử dụng quen chế độ D. Số tay đặc biệt hữu ích trong các tình huống đổ đèo, xuống dốc. Nếu sử dụng liên tục phanh sẽ làm nóng và có thể cháy má phanh khiến xe mất kiểm soát. 

Đi dép hoặc giày cao gót

Việc lái xe khi đang đi dép có thể tạo cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, quai dép có thể bung ra hoặc dép có thể tuột khỏi chân, gây ảnh hưởng đến việc đạp chân ga và chân phanh. Đối với phụ nữ, khi lái xe, không nên mang giày cao gót. Bởi gót giày dễ bị mắc vào tấm lót sàn xe. Điều này gây khó khăn trong việc thao tác và làm chậm phản ứng khi chuyển từ chân ga sang chân phanh.

Để đảm bảo an toàn bạn nên chuẩn bị một đôi giày riêng, có đế mềm và bằng chắc chắn để sử dụng khi lái xe. Việc này không chỉ giúp tăng cảm giác ở chân, mà còn giảm nguy cơ mắc kẹt hoặc gây trục trặc trong việc điều khiển xe.

Đặt đồ ở khoang lái xe

Việc đặt đồ vật dưới sàn xe có thể làm trở ngại cho chân khi cần đạp chân ga hoặc chân phanh một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, nếu các đồ vật không được cố định chặt chẽ, chúng có thể di chuyển trong quá trình lái xe, ảnh hưởng đến sự tập trung của lái xe. Vì vậy, cần đặt các vật dụng vào vị trí phù hợp trong xe.

can-dat-cac-vat-dung-vao-vi-tri-phu-hop-trong-xe.jpg

Cần đặt các vật dụng vào vị trí phù hợp trong xe

Lầm tưởng số tự động không cần sang số

Trong hộp số tự động, hệ thống tự động chuyển số dựa trên tốc độ và tải trọng của xe. Do đó tài xế không cần thao tác thủ công để chuyển số. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xe số tự động không cần chuyển số.

Trên thực tế, xe số tự động vẫn cần chuyển số trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, khi khởi động xe từ trạng thái đứng im (dừng đèn đỏ, đỗ xe) hoặc khi cần tăng tốc đột ngột (như khi vượt qua một xe khác). Hệ thống tự động sẽ tự động chuyển số trong các tình huống này để cung cấp công suất và hiệu suất tốt nhất.

Kinh nghiệm lái xe số tự động

Để thao tác lái xe số tự động trở nên linh hoạt, nhịp nhàng, lái xe cần tuân thủ hướng dẫn lái xe số tự động một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo một số kinh nghiệm lái xe số tự động sau.

Đạp phanh khi khởi động xe

Trước khi khởi động và di chuyển xe, người lái cần đạp hết chân phanh, giữ cần số ở vị trí P, đồng thời kéo tay phanh. Điều này giúp xe không bị tăng tốc đột ngột, mất kiểm soát. Qua đó, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho xe.

truoc-khi-khoi-dong-va-di-chuyen-xe-nguoi-lai-can-dap-het-chan-phanh.jpg

Trước khi khởi động và di chuyển xe, người lái cần đạp hết chân phanh

Không điều chỉnh ghế, vô lăng, gương khi đang di chuyển

Việc điều chỉnh ghế, gương hoặc vô lăng có thể gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Bởi nó có thể làm mất tập trung của lái xe. Do đó, nếu cảm thấy không thoải mái về tư thế ngồi hoặc bất cứ điều gì, bạn nên dừng xe lại ở vị trí cho phép. Sau đó, tiến hành điều chỉnh gương chiếu hậu, vô lăng hoặc ghế ngồi sao cho phù hợp nhất.

Dùng cả 2 chân để đạp ga và phanh

Dùng cả hai chân để lái xe số tự động được xem là một lỗi cơ bản và nguy hiểm phổ biến. Thói quen này thường xảy ra khi người lái sử dụng cùng lúc một chân để đạp ga và một chân để đạp phanh. Hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay được thiết kế với bàn đạp ga và phanh hướng về phía chân phải, giúp người lái có thể điều khiển thoải mái bằng chân phải. Vì vậy, lái xe chỉ nên sử dụng chân phải để thao tác khi di chuyển.

Nếu người lái sử dụng chân trái để đạp phanh, thì tư thế lái xe sẽ trở nên khó khăn và không tự nhiên. Lúc cần phanh gấp, người lái thường không có đủ lực hoặc không phản xạ nhanh chóng. Ngược lại, lái xe bằng cả hai chân dễ dẫn đến việc đạp ga và phanh cùng lúc. Khi chân phải đang đạp ga, nếu cần phanh, chân trái sẽ đạp phanh, trong khi chân phải không thể kịp thời nhả ga. Thói quen đạp ga và phanh cùng lúc có thể gây mòn má phanh và lốp, giảm tuổi thọ hộp số và gây tốn nhiên liệu.

Ngoài ra, việc đạp ga và phanh bằng cả hai chân cũng làm cho người lái khó phản ứng kịp thời trong các tình huống khẩn cấp. Điều này có thể dẫn đến việc nhầm chân phanh và chân ga và gây ra tai nạn nghiêm trọng.

dung-ca-hai-chan-de-lai-xe-so-tu-dong-duoc-xem-la-mot-loi-co-ban-va-nguy-hiem-pho-bien.jpg

Dùng cả hai chân để lái xe số tự động được xem là một lỗi cơ bản và nguy hiểm phổ biến

Phải đạp phanh khi chuyển số từ vị trí P hoặc N

Người lái luôn phải đạp chân phanh khi chuyển số từ vị trí P hoặc N. Tuyệt đối không đạp chân ga khiến xe tăng tốc đột ngột. Bên cạnh đó, lái xe nên đạp phanh để tránh mất lái khi chuyển số về N.

Nên để chân chờ trên bàn đạp phanh

Khi xe đang dừng, rất nhiều người không để ý và để chân chờ trên bàn đạp ga. Đây là một vi phạm quy tắc cơ bản "không ga thì phanh" và rất nguy hiểm. Trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ, người lái dễ đạp vào chân ga một cách vô ý, dẫn đến tăng tốc đột ngột và mất kiểm soát. Vì vậy, khi không cần thiết đạp ga, người lái nên thay đổi vị trí mũi chân của mình sang bàn đạp phanh.

Thay vì để chân chờ trên bàn đạp ga, người lái nên để chân trên bàn đạp phanh khi xe đang dừng. Điều này giúp đảm bảo rằng nếu có tình huống không mong đợi xảy ra, người lái có thể phản ứng nhanh chóng bằng cách đạp phanh. Thay đổi mũi chân từ ga sang phanh cũng là một thói quen an toàn, giúp người lái duy trì sự kiểm soát và sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ.

thay-vi-de-chan-cho-tren-ban-dap-ga-nguoi-lai-nen-de-chan-tren-ban-dap-phanh-khi-xe-dang-dung.jpg

Thay vì để chân chờ trên bàn đạp ga, người lái nên để chân trên bàn đạp phanh khi xe đang dừng

Hướng dẫn lái xe số tự động với những bước đơn giản, dễ thao tác. Lái xe cần tuân thủ chính xác, đầy đủ những hướng dẫn này để có thể vận hành xe an toàn, tiết kiệm nhiên liệu. Bên cạnh đó, người lái cũng nên tham khảo một số kinh nghiệm lái xe số tự động được chia sẻ từ người dùng để hạn chế sự số khi tham gia giao thông.

Kinh nghiệm lái xe được Nuoixe.vn hân hạnh chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ mạng lại kiến thức và sự an toàn khi sử dụng ô tô.

>>> Xem thêm: So sánh ô tô điện và xăng: Ưu nhược điểm từng dòng.

Các hashtag trong bài viết:
Chia sẻ
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe