Bằng D lái xe gì. Mẹo thi bằng hạng D đơn giản nhất 2024

26/01/2024, cập nhật lần cuối lúc 04/04/2024 18:18 bởi Tạ Hải Long

Bằng D lái xe gì là băn khoăn của nhiều người khi tìm hiểu về bằng lái xe hạng D. Với người đang có nhu cầu sở hữu bằng lái hạng D, cần lưu ý thêm những thông tin về độ tuổi, hồ sơ, chi phí thi, v.v. từ đó chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Bằng D lái được xe gì?

Để trả lời cho câu hỏi người có bằng D lái xe gì, theo quy định từ Bộ Giao thông Vận tải thì bằng lái xe hạng D có thể chạy được các loại xe như sau:

  • Ô tô có từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ cho người lái.

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ, kể cả chỗ cho người lái.

  • Ô tô tải, chuyên dụng có trọng tải nhỏ hơn 3500kg.

  • Máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.

  • Ô tô chuyên dùng dưới 3500kg.

  • Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng thiết kế 3500kg trở lên.

  • Máy kéo một rơ moóc tải 3500kg trở lên. 

Ngoài bằng d lái xe gì ra, người có bằng lái xe hạng D cũng có thể lái các loại xe được quy định tại hạng B1, B2 và C, bao gồm:

  • Ô tô 9 chỗ ngồi kể cả chỗ người lái.

  • Ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng có thiết kế dưới 3500kg.

  • Máy kéo một rơ moóc có tải dưới 3500kg.

  • Ô tô chuyên dùng có tải nhỏ hơn 3500kg. 

  • Ô tô tải gồm cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải từ 3500kg trở lên.

1-nguoi-co-bang-lai-hang-d-co-the-lai-xe-o-to-9-cho-ngoi-tro-len.jpg

Bằng d lái xe gì

Độ tuổi thi bằng lái hạng D

Bên cạnh thông tin về bằng d lái xe gì, chạy được xe gì, người có nhu cầu học bằng cũng cần ghi nhớ thông tin về độ tuổi thi bằng lái xe hạng D. Với người học lái xe hạng D, người học cũng phải đủ 27 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái xe cũng như có đủ sức khỏe, trình độ văn hóa và là công dân Việt Nam.

Về độ tuổi thi bằng lái xe hạng D, theo Điều 60 của Luật Giao thông đường bọ 2008, người thi bằng lái xe hạng D cần đủ 27 tuổi trở lên, tính đến ngày tham dự sát hạch lái xe. Chi tiết, người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ và lái xe hạng D kéo rơ moóc.

2-nguoi-thi-bang-lai-xe-hang-d-phai-du-27-tuoi-tro-len.jpg

Bằng d lái xe gì? Độ tuổi thi bằng d là bao nhiêu? 

Hồ sơ cần chuẩn bị thi bằng lái xe hạng D

Biết bằng d lái xe gì rồi vậy hồ sơ để thi bằng lái xe hạng d ra sao cùng tìm hiểu ngay.

Người mới thi lần đầu

Đối với người mới thi lần đầu, cơ sở đào tạo lái xe sẽ tiến hành lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.

  • Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND/ CCCD đối với người Việt Nam hoặc còn thời hạn áp dụng đối với người Việt Nam định cư nước ngoài. 

  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú đối với người nước ngoài.

  • Giấy khám sức khỏe được nơi có thẩm quyền cấp.

  • Chứng chỉ liên quan: Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự thi sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2, C.

  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người tham dự.

Thời hạn sử dụng bằng lái xe bị quá 

Đối với quá thời hạn sử dụng bằng, người dự thi cần tiến hành lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải gồm:

  • Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND/ CCCD đối với người Việt Nam hoặc còn thời hạn áp dụng đối với người Việt Nam định cư nước ngoài. 

  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú đối với người nước ngoài.

  • Giấy khám sức khỏe được cấp bởi nơi có thảm quyền.

  • Đơn đề nghị đổi hoặc đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe.

  • Bản sao giấy phép lái xe đã hết hạn.

Thi lại do mất giấy tờ 

Đối với bị mất giấy tờ xe, người dự thi cần tiến hành lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải gồm:

  • Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND/ CCCD đối với người Việt Nam hoặc còn thời hạn áp dụng đối với người Việt Nam định cư nước ngoài. 

  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú đối với người nước ngoài.

  • Giấy khám sức khỏe được các cơ quan có thẩm quyền cấp.

  • Đơn đề nghị đổi hoặc đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ.

  • Cấp bản gốc thông tin hồ sơ giấy phép lái xe đã mất.

3-can-luu-y-nhung-ho-so-can-thiet-truoc-khi-chuan-bi-thi-bang-lai-xe-hang-d.jpg

Bằng d lái xe gì? Những lưu ý khi thi bằng hạng D

Chi phí thi bằng lái xe hạng D

Vấn đề bằng d lái xe gì đã được giải đáp vậy chi phí thi bằng d như thế nào? Theo quy định từ Bộ Giao thông Vận tải, mức chi phí thi bằng lái xe hạng D cụ thể là như sau:

4-muc-chi-phi-cu-the-cho-phan-thi-bang-lai-hang-d.jpg

Mức chi phí cụ thể cho phần thi bằng lái hạng D

Ngoài ra, người lái xe tham gia thi sát hạch các hạng xe B1, B2, C, E và F cũng cần đóng mức chi phí tương tự như vậy. Khi đã đạt tất cả các yêu cầu, người dự thi sẽ được cấp bằng D và bằng D chỉ có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp bằng. Sau thời gian này, người điều khiển xe cần phải thi lại.

Thi lý thuyết bằng lái xe hạng D có những mẹo nào 

Bằng d lái xe gì vậy để có được bằng d dễ dàng hãy tham khảo các mẹo thi sau: 

Tổng quan mẹo thi lý thuyết 

Để có thể thi bằng lái xe hạng D tốt nhất, bạn cần lưu ý những lý thuyết kiến thức chung như sau:

  • Người điều khiển xe là người điều khiển cơ giới.

  • Đường ưu tiên là đường được phương tiện khác nhường đường

  • Dừng xe là đứng yên tạm thời.

  • Đỗ/ đậu xe là đứng yên không giới hạn thời gian. 

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. 

  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ kể cả xe đạp máy và các loại xe tương tự. 

  • Phương tiện đường bộ gồm xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng. 

  • Người điều khiển phương tiện là người điều khiển xe cơ giới và xe thô sơ.

  • Phần đường xe chạy là phần đường bộ cho các phương tiện giao thông qua lại.

  • Làn đường được chia theo chiều dọc có bề rộng đủ cho các xe chạy an toàn. 

  • Khổ giới hạn đường bộ là chiều cao, chiều rộng và hàng hóa xếp trên xe.

  • Dải phân cách là dải phân chia phần đường xe cơ giới và xe thô sơ, gồm 02 dạng là cố định và di động. 

  • Người tham gia giao thông là người sử dụng phương tiện, người dẫn dắt súc vật và người đi bộ.

  • Người điều khiển giao thông gồm cảnh sát và người được giao nhiệm vụ.

5-dau-xe-la-dung-yen-khong-thoi-han.jpg

Đậu xe là đứng yên không thời hạn

Mẹo thi lý thuyết sa hình

Thắc mắc bằng d lái xe gì giúp bạn lựa chọn đúng hạng bằng mong muốn. Vậy để việc thi bằng tốt hơn cũng tham khảo phần dưới đây: 

  • Nhất chớm: Xe nào đã vào ngã tư thì có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.

  • Nhì ưu: Các xe ưu tiên thì ưu tiên xe cứu hỏa, xe quân sự, công an và cứu thương. 

  • Tam đường: Nếu xe ưu tiên và không ưu tiên thì xe nào nằm trong đường ưu tiên sẽ có quyền đi trước. 

  • Tứ hướng: Xe nào không vướng xe khác tay phải thì có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường cho xe bên trái.

  • Thứ tự ưu tiên xe rẽ phải, xe đi thẳng rồi mới tới xe rẽ trái.

6-trong-cac-xe-uu-tien-phai-uu-tien-xe-cuu-hoa-truoc.jpg

Trong các phương tiện ưu tiên, phải ưu tiên xe ô tô cứu hỏa trước

Người điều khiện gia thông mẹo thi lý thuyết

Với các câu hỏi về người điều khiển giao thông, bạn cần lưu ý những nội dung như sau:

  • Tay giơ thẳng đứng nghĩa là tất cả dừng lại.

  • Một tay hoặc hai tay giơ ngang nghĩa là trước sau dừng lại, trái phải được đi.

  • Vạch nét liền không được đè vạch, vạch nét đứt được đè vạch.

  • Vạch màu vàng phân chia làn xe ngược chiều, vạch màu trắng phân chia xe chạy cùng chiều. 

  • Xe quá tải khi lưu thông phải được cơ quan quản lý cấp phép.

  • Trong khu đô thị không được bấm còi từ 22 giờ - 05 giờ sáng; không được sử dụng đèn chiếu xa từ 22 giờ đêm đến 05 giờ sáng; chỉ được quay đầu tại nơi đường giao nhau hoặc nơi có biển báo quay đầu.

  • Nhường đường tại nơi giao nhau, nếu không có biển báo hiệu thì đi theo vòng xuyến nhường đường bên phải, nếu có biển báo thì nhường đường bên trái. 

  • Khi đỗ hay đậu xe ô tô sát lề đường phải đỗ ở bên phải và cách vỉa hè phố không quá 0,25m cũng như cách xe ô tô đang đỗ phía bên kia đường tối thiểu 20m.

7-khi-di-chuyen-trong-khu-dan-cu-khong-duoc-su-dung-den-chieu-xa.jpg

Di chuyển khu vực dân cư hông được dùng đèn pha

>>> Có thể bạn quan tâm: Bằng B2 lái xe gì

Bằng lái xe hạng D có thể nâng cấp lên hạng nào?

Bằng d lái xe gì? Bằng d có thể nâng cấp lên hạng nào? Bằng lái xe hạng D có thể lái được các xe thuộc hạng B1, B2, và C. Tuy nhiên để nâng bằng lái xe hạng D lên các hạng cao hơn như FC, FD và E, cần phải lưu ý và tuân thủ theo các nguyên tắc sau.

Bằng lái xe hạng D lên FC

Để có thể nâng từ bằng lái xe hạng D lên hạng FC, người lái cần đủ từ 24 tuổi trở lên và đủ sức khỏe. Ngoài ra, cần có đủ thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên với từ 50.000km lái xe an toàn trở lên. Người lái xe nâng từ hạng D lên hạng FC sẽ cần đào tạo trong khoảng thời gian 272 giờ với 48 giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành. 

Bằng lái xe hạng D lên FD

Khi nâng bằng lái xe hạng D lên hạng FD, người lái cần đào tạo trong khoảng thời gian 192 giờ với 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành. Ngoài ra, sau khi người học hoàn thành chương trình thì phải tham gia kỳ thi kết thúc khóa học với nội dung gồm 02 phần: Sát hạch lý thuyết giao thông đường bộ và thực hành lái xe theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

Bằng lái xe hạng D lên E

Với người muốn nâng bằng lái xe hạng D lên hạng E, người điều khiển cần đáp ứng các quy định như đủ từ 27 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, có trình độ học vấn thấp nhất tương đương với trình độ trung học cơ sở. Ngoài ra, người lái cũng cần phải đáp ứng đủ thời gian hành nghề với kinh nghiệm lái xe từ 03 năm với từ 50.000km lái xe an toàn trở lên. 

8-bang-lai-xe-hang-d-co-the-nang-len-fc-fd-e-tuy-dieu-kien-cua-tung-phan-thi.jpg

Bằng d lái xe gì? Bằng d lên FC, FD, E tùy điều kiện của từng phần thi

>>> Có thể bạn quan tâm: Bằng E có lái được xe container không? Điều kiện để thi bằng E

Câu hỏi xoay quanh bằng d lái xe gì 

Câu hỏi xoay quanh thắc mắc bằng d lái xe gì sẽ giúp ích cho bạn.

Bằng lái hạng D lái được xe bao nhiêu chỗ

Bên cạnh các xe quy định thuộc hạng B1, B2 và C, người có bằng lái xe hạng D được phép lái xe 04 chỗ, 07 chỗ, 09 chỗ, 16 chỗ và tối đa 30 chỗ. 

Bằng lái xe hạng D có thời gian sử dụng trong bao lâu

Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp bằng. 

Kết luận chung, trước khi thi bằng lái bạn cần hiểu đầy đủ thông tin về bằng D lái xe gì, độ tuổi thi cũng như những hồ sơ cần thiết để chuẩn bị cho quá trình thi tốt nhất. Nuoixe.vn hân hạnh chia sẻ đến bạn những kiến thức bổ ích về ô tô.

>>> Xem thêm: Bằng B1 lái xe gì? Giá thi và mẹo thi bằng hạng B1 mới nhất 2024

Đang tải ...
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe