[Cập nhật 2024] Chi phí nuôi xe ô tô 1 năm hết bao nhiêu tiền?

22/01/2024, cập nhật lần cuối lúc 16/02/2024 00:13 bởi Tạ Hải Long

Chi phí nuôi xe ô tô một năm hết bao nhiêu tiền thuộc thuộc vào từng loại xe và nhu cầu sử dụng của chủ xe. Bao gồm các khoản chi phí như: Đăng kiểm, lệ phí bảo hộ, bảo hiểm, phí cầu đường, nhiên liệu, bảo dưỡng, gửi xe… Việc nắm được chi phí nuôi ô tô sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán, quản lý chi tiêu sau khi mua xe ô tô.

Chi phí nuôi xe ô tô 1 năm hết bao nhiêu tiền?

Xe ô tô phân khúc phổ thông

Xe ô tô hạng phổ thông có mức giá giao động từ 350.000.000 – 600.000.000 đồng. Một số mẫu xe phổ biến trong phân phúc này gồm: Kia Morning, Ford Fiesta, Hyundai Grand i10, Suzuki Swift, Chevrolet Spark, Mazda 2…

chi-phi-nuoi-xe-o-to-hang-pho-thong-khoang-40000000-dong.png

Chi phí nuôi xe ô tô hạng phổ thông khoảng 40.000.000 đồng

Dưới đây là bảng chi phí nuôi ô tô phân khúc phổ thông dự kiến cho xe di chuyển tại Hà Nội khoảng 1.000 km/tháng (tương đương khoảng 120.000 km/năm):

Chi phí

Số tiền

Chi phí đăng kiểm

290.000 đồng/lần

Phí bảo trì đường bộ

1.560.000 đồng /năm

Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc

437.000 đồng/năm

Bảo hiểm vật chất bắt buộc

3.390.000 đồng/năm

Bảo dưỡng, sửa chữa

3.000.000 đồng/năm

Nhiên liệu

30.000.000 đồng/năm

Chi phí qua trạm thu phí

Giao động từ 20.000 – 50.000 đồng/ lượt

Chi phí gửi xe

Phụ thuộc vào khu vực sinh sống 

Xem thêm: Cách tính giá xe lăn bánh. Lương bao nhiêu thì mua xe, phí nuôi xe

Xe ô tô phân khúc tầm trung

Xe ô tô tầm trung có giá khoảng từ 800.000.000 – 1.400.000.000 đồng. Một số mẫu xe phổ biến trong phân khúc này có thể kể đến: Toyota Camry, Honda Accord, Ford Mondeo, Hyundai Sonata , Nissan Teana, Kia Optima, Mazda 6…

chi-phi-nuoi-xe-o-to-tam-trung-khoang-40000000-50000000-dong.png

Chi phí nuôi xe ô tô tầm trung khoảng 40.000.000 – 50.000.000 đồng

Dưới đây là bảng chi phí nuôi ô tô phân khúc tầm trung dự kiến cho xe di chuyển tại Hà Nội khoảng 1.000 km/tháng (tương đương khoảng 120.000 km/năm):

Chi phí

Số tiền

Chi phí đăng kiểm

290.000 đồng/lần

Phí bảo trì đường bộ

1.560.000 đồng /năm

Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc

437.000 đồng/năm

Bảo hiểm vật chất bắt buộc

8.190.000 đồng/năm

Bảo dưỡng, sửa chữa

3.000.000 đồng/năm

Nhiên liệu

19.000.000 đồng/năm

Chi phí qua trạm thu phí

Dao động từ 20.000 – 50.000 đồng/ lượt

Chi phí gửi xe

Phụ thuộc vào khu vực sinh sống 

Xe ô tô phân khúc cao

Giá bán xe ô tô phân khúc cao dao động từ 4.000.000.000 – 7.000.000.000 đồng. Một số mẫu xe tiêu biểu cho phân khúc này gồm: Mercedes S-class, Audi A8, BMW 7-series, Lexus LS, Porsche Panamera…

chi-phi-nuoi-xe-o-to-hang-sang-moi-nam-la-hon-100000000-dong.png

Chi phí nuôi xe ô tô hạng sang mỗi năm là hơn 100.000.000 đồng

Dưới đây là bảng chi phí nuôi ô tô phân khúc dự kiến cho xe di chuyển tại Hà Nội khoảng 1.000 km/tháng (tương đương khoảng 120.000 km/năm):

Chi phí

Số tiền

Chi phí đăng kiểm

290.000 đồng/lần

Phí bảo trì đường bộ

1.560.000 đồng /năm

Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc

437.000 đồng/năm

Bảo hiểm vật chất bắt buộc

84.000.000 đồng/năm

Bảo dưỡng, sửa chữa

3.000.000 đồng/năm (chi phí thay thế rất cao)

Nhiên liệu

25.000.000 đồng/năm

Chi phí qua trạm thu phí

Dao động từ 20.000 – 50.000 đồng/ lượt

Chi phí gửi xe

Phụ thuộc vào khu vực sinh sống 

 Tham khảo thêm: Top 3 cách so sánh xe ô tô theo dòng và phân khúc cập nhật 2024

Các loại chi phí nuôi xe trong vòng 1 năm

Chi phí đăng kiểm

Chi phí đăng kiểm là loại phí chủ xe cần đóng khi thực hiện đăng kiểm định kỳ 30, 18, 12, 6 tháng.

Dưới đây là mức phí đăng kiểm ô tô hiện nay được căn cứ theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính:

Loại xe

Biểu phí

(Đồng)

Phí cấp giấy chứng nhận

(Đồng)

Ô tô tải, đoàn ô tô có trọng tải lớn hơn 20 tấn, các loại xe chuyên dùng

560.000

50.000

Ô tô tải, đoàn ô tô có trọng tải từ hơn 7 đến dưới 20 tấn, máy kéo

350.000

50.000

Ô tô tải từ hơn 2 tấn đến 7 tấn

320.000

50.000

Ô tô tải từ 2 tấn trở xuống

280.000

50.000

Công nông, máy kéo bông sen, những loại xe tương tự

180.000

50.000

Ô tô chở khác hơn 40 chỗ (bao gồm ghế của lái xe), xe bus

350.000

50.000

Ô tô chở khách có từ 25 – 40 chỗ

320.000

50.000

Ô tô từ 10 – 24 chỗ

280.000

50.000

Ô tô từ dưới 10 chỗ

240.000

50.000

Xe cứu thương

240.000

50.000

Chi phí cầu đường

Chi phí cầu đường hay còn gọi là phí đường bộ, phí bảo trì đường bộ là một trong các loại phí cho xe ô tô mà chủ xe bắt buộc phải nộp để nâng cấp, bảo trì đường bộ, phục vụ nhu cầu của các phương tiện lưu thông trên đường.

Phí cầu đường được thu từng năm theo quy định của nhà nước. Khi hoàn thành nộp phí, xe sẽ được dán tem bảo kính chắn gió từ ngày bắt đầu cho đến ngày hết hạn. Thông thường, tem này sẽ được phát cho chủ xe khi đi đăng kiểm.

phi-cau-duong-la-chi-phi-bat-buoc-khi-su-dung-xe-o-to.png

Phí cầu đường là chi phí bắt buộc khi sử dụng xe ô tô

Mức thu phí cầu đường mới sẽ được áp dụng từ ngày 01/02/2024 dự vào Nghị định 90/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Loại phương tiện

Mức thu (nghìn đồng)

1  tháng

3  tháng

6  tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

Xe ô tô dưới 10 chỗ do cá nhân hoặc hộ kinh doanh đăng ký

130

390

780

1.560

2.280

3.000

Xe ô tô dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký cá nhân, hộ kinh doanh), xe ô tô tải, xe chuyên dùng cho tổng trọng tải dưới 4 tấn, xe bus vận chuyển hành khách công cộng (gồm cả các loại xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được trợ giá), xe 4 bánh chở người gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

Xe chở khách có 10 đến dưới 25 chỗ ngồi; xe ô tô tải, xe chuyên dụng trọng tải từ 4 tấn đến dưới 8.5 tấn

270

810

1.620

3.2404

4.730

6.220

Xe chở khách có 25 đến dưới 40 chỗ ngồi; xe ô tô tải, xe chuyên dụng trọng tải từ 8.5 tấn đến dưới 13 tấn

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

Xe chở khách từ 40 chỗ ngồi; xe ô tô tải, xe chuyên dụng trọng tải từ 13 tấn đến dưới 19 tấn; xe đầu kéo có tổng khối lượng dưới 19 tấn

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

Xe ô tô tải, xe chuyên dụng trọng tải từ 19 tấn đến dưới 27 tấn; xe đầu kéo có tổng khối lượng từ 19 đến dưới 27 tấn.

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

Xe ô tô tải, xe chuyên dụng có tổng khối lượng từ 27 tấn trở lên; xe đầu kéo có tổng khối lượng từ 27 đến dưới 40 tấn.

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

Xe đầu kéo có tổng khối lượng trên 40 tấn.

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

Lưu ý:

  • Mức thu phí cầu đường 01 tháng của năm thứ 2 (tháng 13 đến tháng 24 kể từ khi đăng kiểm và đóng phí) được tính bằng 92% của mức phí 01 tháng nêu trên

  • Mức thu phí cầu đường 01 tháng của năm thứ 2 (tháng 25 đến tháng 36 kể từ khi đăng kiểm và đóng phí) được tính bằng 85% của mức phí 01 tháng nêu trên

  • Thời gian tính phí đường bộ ở bảng trên được tính từ thời gian đăng kiểm, không tính thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước đó. Nếu chủ xe chưa đóng phí kỳ trước thì cần phải nộp bổ sung. Số tiền cần nộp sẽ bằng phí 01 tháng x số tháng còn nợ.

  • Khối lượng toàn bộ của xe được ghi trên giấy đăng kiểm.

  • Mức phí này không áp dụng cho các xe thuộc lực lượng công an, quốc phòng.

Chi phí bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc 

Phí bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc được áp dụng theo Phụ lục I của Nghị định 67/2023/NĐ/CP. Loại phí này sẽ được tính theo năm và tùy thuộc các yếu tố khác nhau như: Xe kinh doanh vận tải, xe không kinh doanh vận tải, xe chở hàng, xe tập lái, xe taxi, xe tập lái, xe đầu kéo, xe ô tô chuyên dùng, xe bus.

chu-xe-can-dong-phi-bao-hiem-trach-nhiem-bat-buoc.png

Chủ xe cần đóng phí bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc 

Dưới đây là mức phí bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với các loại xe không kinh doanh vận tải:

Loại xe

Phí bảo hiểm chưa bao gồm VAT

 (đồng)

Xe từ 6 chỗ trở xuống

437.000

Xe 6 – 11 chỗ

794.000

Xe 12 – 24 chỗ

1.270.000

Xe từ 25 chỗ trở lên

1.825.000

Xe vừa chở người, vừa chở hàng

437.000

Chi phí bảo hiểm vật chất 

Bảo hiểm vật chất không phải là chi phí bắt buộc khi sử dụng ô tô nhưng đây là một loại bảo hiểm cần thiết để giảm thiểu những rủi ro về tiền bạc khi xe xảy ra va chạm hay hư hỏng.

Hiện nay, có rất nhiều gói bảo hiểm vật chất xe ô tô với các nhà cung cấp, giá thành và phạm vi áp dụng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và tài chính của chủ xe. Thông thường, phí bảo hiểm vật chất sẽ được tính dựa vào các yếu tố như: Giá trị thực của xe, phạm vi bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, mức miễn thường, tỷ lệ phí.

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô sẽ phụ thuộc vào từng hãng xe, mẫu xe, tình trạng xe… Với các dòng xe hạng sang chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng sẽ cao hơn rất nhiều so với các mẫu xe phổ thông.

chi-phi-bao-duong-sua-chua-phu-thuoc-vao-tung-loai-xe.png

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa phụ thuộc vào từng loại xe

Giá bảo dưỡng các dòng xe phổ thông sẽ nằm trong khoảng:

  • Bảo dưỡng cấp 1: 800.000 – 1.500.000 đồng

  • Bảo dưỡng cấp 2: 1.200.000 – 2.500.000 đồng

  • Bảo dưỡng cấp 3: 2.000.000 – 4.000.000 đồng

  • Bảo dưỡng cấp 4: 6.000.000 – 10.000.000 đồng

Mức giá thay thế phụ tùng khi bị hỏng khoảng 200.000  – 700.000 đồng, chi phí nhân công bảo dưỡng từ 150.000 – 600.000 đồng. Mức giá này cũng phụ thuộc vào từng trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và quy định riêng của từng hãng.

Chi phí xăng dầu, điện 

Chi phí xăng dầu hoặc điện là chi phí bắt buộc phải chi trả khi sử dụng xe ô tô. Thông thường, với các loại xe ô tô con bạn sẽ cần trả khoảng 1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng tức là khoảng 18.000.000 – 30.000.000 đồng/năm. Số tiền này tuỳ thuộc vào việc bạn đi loại xe nào, đi bao xa và đi ở địa hình nào.

Chi phí qua trạm thu phí 

Nếu bạn di chuyển liên tỉnh hay qua đường cao tốc bạn sẽ cần trả thêm phí BOT khi đi qua trạm thu phí. Số tiền này rất khó tính toán vì phụ thuộc vào nhu cầu đi lại thực tế.

o-to-di-chuyen-qua-tram-thu-phi-phai-nop-phi.png

Ô tô di chuyển qua trạm thu phí phải nộp phí

Chi phí gửi xe

Khoản phí gửi xe ở các thành phố lớn thường vào khoảng 1.000.000 – 2.000.000 đồng/ tháng, tương đương với 12.000.000 – 24.000.000 đồng/năm. Nếu nhà bạn có chỗ để xe hoặc sống ở các thành phố nhỏ, khu vực nông thôn sẽ gần như rất ít phải trả chi phí này.

Những chi phí nuôi xe ô tô cũ cần đặc biệt quan tâm

Phí bảo dưỡng và sửa chữa cao

Các chi phí bảo dưỡng và sửa chữa đối với xe ô tô cũ sẽ cao hơn rất nhiều so với xe mới. Bởi các trang thiết bị, phụ tùng xe cũ đã sử dụng lâu sẽ dễ hư hỏng nên nếu không thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn cao.

Bảo hiểm vật chất cao

Do linh kiện, phụ tùng của xe ô tô cũ có thể sắp hết khấu hao, có nguy cơ nhanh hỏng hơn so với xe mới nên phí bảo hiểm vật chất của xe cũng bị tính cao hơn.

Chi phí xăng dầu cao

Bên cạnh chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao hơn thì kinh nghiệm lái xe cho thấy việc sử dụng xe cũ bạn cũng sẽ phải tốn thêm nhiều tiền chi phí nhiên liệu. Nguyên nhân là do xe cũ đã được sử dụng trong thời gian dài nên dẫn đến hao mòn động cơ, tích cặn bẩn ở kim phun xăng, dầu nên xe sẽ tốn nhiều xăng hơn bình thường.

xe-cu-ton-nhieu-chi-phi-nhien-lieu-hon-xe-moi.png

Xe cũ tốn nhiều chi phí nhiên liệu hơn xe mới

Như vậy, chi phí nuôi xe ô tô bao gồm các khoản phí bắt buộc như đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí cầu đường, nhiên liệu và chi phí không bắt buộc như bảo hiểm vật chất, phí gửi xe… Chi phí nuôi xe ô tô sẽ căn cứ vào vào từng thương hiệu, mẫu xe và nhu cầu di chuyển của mỗi người.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chi phí nuôi xe ô tô như thế nào có thể tham khảo Công cụ tính chi phí sử dụng xe ô tô tại trang chủ Nuoixe.vn. Công cụ này sẽ giúp bạn nắm được số tiền phải bỏ ra để nuôi xe trong một tháng hoặc so sánh chi phí vận hành giữa các dòng xe khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình.

Đang tải ...
Tạ Hải Long
Tạ Hải Long

Tôi là Tạ Hải Long - Bằng niềm đam mê với ô tô và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực review đánh giá xe. Hi vọng với những chia sẻ của tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích tới bạn đọc về các dòng xe