Cấu tạo thước lái với những chi tiết nhỏ kết nối với nhau. Từ đó, giúp người lái điều khiển hướng lái một cách dễ dàng thông qua vô lăng. Tuy nhiên, thước lái có thể gặp trục trặc ảnh hưởng tới hành trình di chuyển. Khi thấy thước lái có dấu hiệu gặp vấn đề, lái xe cần xử lý kịp thời và chính xác.
Thước lái ô tô là gì?
Thước lái ô tô được biết đến là một bộ phận thông minh và tiện lợi. Bộ phận này liên kết trực tiếp với vô lăng bánh trước của xe. Nó có được coi là bộ não của hệ thống trong ô tô, giúp người lái dễ dàng điều khiển hướng di chuyển của xe thông qua vô lăng.
Thước lái không chỉ là một phần trong hệ thống lái xe, mà còn là một công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp ô tô. Sự phát triển không ngừng của thước lái đã mang lại những cải tiến đáng kể về độ chính xác, khả năng phản hồi và trải nghiệm lái xe. Đồng thời đảm bảo an toàn và tiện ích cho người lái và hành khách trên mọi hành trình.
Thước lái ô tô được biết đến là một bộ phận thông minh và tiện lợi
Cấu tạo thước lái ô tô
Cấu tạo thước lái ô tô khá phức tạp, bao gồm các khớp nối trục các đăng, trục quay vô lăng, thanh răng, tay đòn và khớp bẻ lái. Mỗi chi tiết có nhiệm vụ khác nhau giúp người lái dễ dàng thao tác vô lăng, thay đổi hướng chuyển động của bánh xe.
-
Khớp nối trục các đăng: Đây là một khớp nối quan trọng, cho phép chuyển động quay từ trục vô lăng sang các thanh nối trong hệ thống. Trục vô lăng được kết nối trực tiếp với bánh răng trên thước lái. Do đó, khi lái xe xoay vô lăng, bánh răng sẽ quay theo.
-
Trục quay vô lăng: Trục quay vô lăng bao gồm một số các đoạn nhỏ được nối với nhau thông qua khớp nối trục các đăng. Trục quay đóng vai trò quan trọng trong việc truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống bánh răng trong hệ thống thước lái.
-
Thanh răng: Thanh răng là một phần của hệ thống ray trượt tịnh tiến. Nó được kết nối với trục quay vô lăng và có chức năng tạo lực đẩy hoặc kéo khi vận hành thước lái. Từ đó cho phép người lái điều khiển hướng di chuyển của xe bằng cách xoay vô lăng.
-
Tay đòn: Tay đòn có vai trò truyền chuyển động tịnh tiến từ thanh răng đến các khớp bẻ lái. Nó giúp chuyển đổi lực đẩy hoặc kéo từ thanh răng thành chuyển động tịnh tiến để điều khiển bánh xe.
-
Khớp bẻ lái: Khớp bẻ lái có tác dụng truyền động lực quay từ tay đòn lên các bánh xe ô tô.
Cấu tạo thước lái ô tô khá phức tạp
>>> Có thể bạn quan tâm: Những Điều Cần Lưu Ý Về Thước Lái Ô tô
Phương pháp hoạt động của thước lái
Thước lái hoạt động và quyết định hướng di chuyển của bánh xe trước. Nói cách khác, thước lái trực tiếp tác động đến hướng đi của ô tô. Phương pháp hoạt động của thước lái khá đơn giản.
-
Khi tài xế xoay vô lăng, các trục vít trong hệ thống thước lái sẽ quay theo. Các trục vít này được kết nối với một thanh răng nằm ở dưới. Do đó, khi trục vít quay làm cho thanh răng chuyển hướng sang trái hoặc sang phải.
-
Thanh răng sau đó cũng quay và tác động lên các rotuyn (các khớp nối) được kết nối với bánh xe. Điều này làm cho các rotuyn đẩy hoặc kéo bánh xe, thay đổi hướng đi của chúng theo ý muốn của bạn. Nói cách khác, nếu tài xế xoay vô lăng sang trái, thanh răng quay, đẩy rotuyn và bánh xe hướng ra phía trái. Nếu tài xế xoay vô lăng sang phải, thanh răng quay ngược lại và kéo rotuyn và bánh xe hướng vào phía phải.
Thước lái hoạt động và quyết định hướng di chuyển của bánh xe trước
Chức năng của thước lái ô tô
Cấu tạo của thước lái với những chi tiết công nghệ cao tác động đến chuyển động của bánh xe. Chức năng của thước lái ô tô như sau:
-
Xác định hướng di chuyển của xe ô tô: Chức năng chính của hệ thống thước lái là đảm bảo khả năng thay đổi hướng di chuyển của xe khi người lái sử dụng vô lăng. Khi người lái xoay vô lăng sang trái, hệ thống thước lái điều khiển bánh xe trước cũng quay sang trái, giúp xe rẽ theo hướng mong muốn. Do đó, thiết kế của hệ thống thước lái nhằm đảm bảo người lái có thể điều khiển xe một cách dễ dàng, không gặp khó khăn.
-
Duy trì sự ổn định cho xe ô tô: Hệ thống thước lái có nhiệm vụ giữ cho xe di chuyển một cách ổn định. Nếu người lái muốn quay bánh xe trước và giữ nó ở vị trí đó, hệ thống thước lái sẽ đảm bảo rằng bánh xe sẽ duy trì vị trí đó một cách chính xác. Điều này giúp xe di chuyển một cách ổn định và an toàn trên đường.
-
Kiểm soát độ hao mòn của lốp xe: Hệ thống thước lái có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh vị trí của hai bánh xe trước, nhằm đảm bảo bánh xe di chuyển ở một góc cần thiết. Điều này giúp hạn chế tối đa sự mài mòn không cần thiết của lốp xe. Bằng cách điều chỉnh góc và vị trí của lốp, thước lái đảm bảo quá trình tiếp xúc giữa lốp và mặt đường, tăng cường hiệu suất và tuổi thọ của lốp xe.
-
Giảm độ rung tay lái khi di chuyển: Hệ thống thước lái được thiết kế để giảm độ rung trên vô lăng. Đặc biệt là khi điều khiển xe trên đường xá gồ ghề, địa hình không bằng phẳng. Cụ thể, khi xe di chuyển trên các bề mặt không đồng đều, hệ thống thước lái làm giảm lượng rung tác động lên vô lăng, giúp người lái có cảm giác mềm mại hơn và có cảm giác thoải mái trong quá trình lái xe.
Chức năng chính của hệ thống thước lái là đảm bảo khả năng thay đổi hướng di chuyển của xe
>>> Xem thêm: Vô lăng trợ lực điện bị nặng và Cách khắc phục
Thước lái ô tô gặp vấn đề thì sẽ có biểu hiện gì?
Thước lái ô tô gặp trục trặc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe ô tô. Vì vậy, tài xế cần chú ý và nắm rõ những dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô đang có vấn đề. Từ đó, đưa ra biện pháp xử lý và khắc phục ngay lập tức.
Tay lái bị kẹt nặng hoặc trả lái chậm
Trên thực tế, hầu hết các xe ô tô hiện đại được trang bị tính năng trợ lực lái nhằm mang lại sự thuận tiện và dễ dàng trong việc lái xe. Tuy nhiên, một vài sự cố phát sinh có thể khiến tay lái trở nên cứng hoặc khó điều khiển. Theo các chuyên gia công nghệ ô tô, nguyên nhân thường do hệ thống trợ lực lái thiếu chất lỏng.
Để kiểm tra chất lỏng trợ lực lái, tài xế có thể xem xét mức nước trong bình chứa chất lỏng. Nếu mức nước giảm nhanh sau khi đổ đầy có thể do hệ thống bị rò rỉ. Để chắc chắn hơn, có thể xem phần dưới gầm xe có chất lỏng rỉ xuống sàn không.
Nếu bạn phát hiện dấu hiệu rò rỉ ảnh hưởng tới hệ thống trợ lực lái, nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa để được kiểm tra và khắc phục sự cố. Điều này giúp đảm bảo rằng xe hoạt động an toàn và hiệu quả.
Thước lái bị chảy dầu
Nếu thấy một vũng chất lỏng chảy ra từ phía dưới xe ô tô, có khả năng đó là chất lỏng trợ lực lái. Chất lỏng này thường có bọt hoặc màu sắc khác thường. Bởi điều đó cho thấy có nước hoặc không khí đã xâm nhập vào hệ thống. Khi đó, cần nhanh chóng đưa xe đến trung tâm sửa chữa để khắc phục vấn đề, tránh sự cố xảy ra khi lái xe.
Nếu thấy một vũng chất lỏng chảy ra từ phía dưới xe ô tô, có khả năng đó là chất lỏng trợ lực lái
Vành tay lái bị rơ
Sau một thời gian dài vận hành xe, vành tay lái bị rơ có thể hiện ra. Điều này khiến các khớp nối và trục các đăng bị mài mòn. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến độ trễ khi gia tăng vận tốc của lái xe.
Hệ thống lái phát ra tiếng ồn
Tiếng kêu lạ phát ra từ hệ thống lái khi di chuyển có thể là dấu hiệu thước lái của xe ô tô bị hỏng. Nguyên nhân bao gồm: thiếu dầu trợ lực lái, bơm trợ lực lái hoạt động kém, bạc lái bị mòn hoặc tay lái bị rơ.
Lái xe có thể tự kiểm tra các thành phần của hệ thống lái để xác định nguyên nhân chính xác và tìm giải pháp tương ứng. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng hoặc kinh nghiệm cần thiết, nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa đáng tin cậy để được xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố kịp thời. Điều này sẽ đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống lái trong quá trình lái xe.
Lốp xe ô tô bị mòn không đều
Thước lái ô tô bị hỏng có thể dẫn đến tình trạng lốp xe mòn không đồng đều và nhanh chóng. Bởi xe ô tô khi đó các bánh xe không được căn chỉnh đúng, ô tô sẽ bị nghiêng về một phía, gây ra sự mòn không đều trên các lốp xe. Để khắc phục, bạn cần đưa xe đến một trung tâm sửa chữa đáng tin cậy để kiểm tra và điều chỉnh thước lái.
Thước lái ô tô bị hỏng có thể dẫn đến tình trạng lốp xe mòn không đồng đều và nhanh chóng
Cách kiểm tra thước lái ô tô
Do các nguyên nhân khác nhau khiến thước lái ô tô gặp vấn đề. Vì vậy. lái xe cần kiểm tra và thường xuyên theo dõi tình trạng thước lái để có giải pháp xử lý tốt nhất. Một trong số đó là cân chỉnh thước lái ô tô. Đây là quá trình điều chỉnh góc đặt của hai bánh xe trước bằng cách điều chỉnh thiết bị treo xe. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe và đảm bảo sự chính xác khi điều khiển bánh lái để thay đổi hướng di chuyển.
Lái xe cần kiểm tra thước lái ô tô định kỳ để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi. Bạn nên đưa xe đi kiểm tra và cân chỉnh thước lái ô tô định kỳ sau mỗi 6 tháng hoặc sau mỗi 15.000km. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc cân chỉnh thước lái ô tô sớm hơn tùy thuộc vào tình trạng và cách sử dụng của xe.
Lái xe cần kiểm tra thước lái ô tô định kỳ để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi
Cấu tạo thước lái ô tô gồm nhiều chi tiết liên kết chặt chẽ với nhau hỗ trợ chuyển động của xe ô tô. Tuy nhiên, thước lái ô tô dễ bị trục trặc do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, lái xe cần chú ý đến các dấu hiệu để kịp thời xử lý khi phát hiện thước lái gặp hư hỏng. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bộ phận của ô tô tại Nuoixe.vn.