Đèn check engine báo sáng là dấu hiệu có những sai lỗi, hỏng hóc tại động cơ cũng như các hệ thống liên quan. Động cơ là trái tim của xe, do vậy chủ xe cần tìm hiểu ngay nguyên nhân gây nháy sáng check engine, từ đó có cách khắc phục hoặc gọi sửa chữa kịp thời, không gây hư hỏng nặng hơn.
Đèn check engine là gì?
Đèn Check Engine là hệ thống đèn nháy báo lỗi khi động cơ hoặc các bộ phận liên quan gặp vấn đề. Check Engine thường được lắp tại cụm đồng hồ digital ngay sau vô lăng xe. Đèn có màu vàng và biểu tượng khá giống cá vàng, do vậy lỗi Check Engine còn có tên gọi khác là “lỗi cá vàng”.
Khối điều khiển động cơ ECM (tên tiếng anh Electronic Control Module - nằm trong ECU) sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin từ cảm biến xe, xử lý thông tin và gửi lệnh điều khiển sự vận hành của động cơ. Chùm hoạt động của khối ECM bao gồm: điều điều khiển kim phun nhiên liệu, độ mở van, thời gian đánh tia lửa điện của bô bin, cấp điện cho bugi,...
Lỗi Check Engine còn có tên gọi khác là “lỗi cá vàng”
Khi khối ECM phát hiện thông tin từ cảm biến sai so với giá trị thông thường hoặc bị mất tín hiệu, ECM lập tức điều khiển bật đèn báo lỗi Check Engine. Người lái sẽ nhận được thông tin xe hiện đang gặp vấn đề tại khối động cơ và tiến hành xử lý.
Xem thêm: ECU là gì
Các nguyên nhân khiến đèn Check Engine báo sáng
Khi xe nổ máy khởi động, hệ thống đèn trên cụm đồng hồ trung tâm sau vô lăng sẽ bật sáng toàn bộ, sau đó tắt đi. Chủ xe có thể hiểu là hệ thống điều khiển đã khởi động, tình trạng hoạt động bình thường. Nếu xe bị lỗi động cơ, đèn Check Engine sẽ báo sáng, nhấp nháy liên tục. Dưới đây là một số nguyên nhân đèn Check Engine báo sáng:
Bugi xe gặp vấn đề
Lỗi đèn báo Check Engine thường đến từ bugi. Các trục trặc ở bugi có thể kể đến như mòn bẩn, đầu nối bugi hoặc dây dẫn điện cao áp bị hỏng. Tia lửa từ bugi yếu, đánh lửa lửa không đúng thời điểm gây ra ảnh hưởng tới quá trình đốt hỗn hợp khí - nhiên liệu tại buồng đốt. Làm giảm hiệu suất động cơ, tạo thành tình trạng rung giật khi nổ máy, tăng ga, thậm chí đang chạy bị chết máy,...
Bugi gặp vấn đề ra tình trạng rung giật của xe
>>> Xem thêm: Bugi là gì
Lỗi check engine do bô bin đánh lửa
Bộ bô bin đánh lửa ô tô chịu trách nhiệm tạo ra dòng điện cao áp, giúp bugi phát ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu trong buồng đốt. Khi bô bin hỏng, lệch pha sẽ tạo thành ảnh hưởng trực tiếp tới bugi. Trường hợp nghiêm trọng, bugi có thể không đánh lửa được, khiến động cơ bỏ máy, xe rung giật. Khi bô bin đánh lửa hỏng, xe sẽ báo sáng đèn Check Engine.
>>> Xem thêm: Bô bin đánh lửa là gì
Kim phun nhiên liệu tắc, nghẹt
Bộ phận kim phun cung cấp nhiên liệu tới buồng đốt, từ đó tạo thành sự cháy. Kim phun lâu ngày không được vệ sinh có thể bị tắc, nghẹt do cặn gỉ từ nhiên liệu và tác động bên ngoài. Do có liên quan tới động cơ, các vấn đề của kim phun cũng có thể tạo thành thông báo ở đèn Check Engine.
Nắp bình nhiên liệu chưa chặt
Trường hợp nắp bình xăng không được đậy kín cũng gây ra lỗi Check Engine. Nếu thấy đèn sáng, hãy kiểm tra ngay nắp bình nhiên liệu để chắc chắn đã đậy kín nắp.
Kiểm tra nắp bình nhiên liệu đầu tiên khi xe báo lỗi Check Engine
Trục trặc tại hệ thống kiểm soát hơi xăng
Hệ thống kiểm soát hơi xăng (EVAP) chịu trách nhiệm hấp thu hơi xăng qua bộ lọc. EVAP ngăn hơi xăng bay hơi từ bình xăng ra ngoài, tránh cháy nổ. Khi hệ thống thống bị trục trặc, ECM sẽ điều khiển phát tín hiệu lỗi đèn Check Engine.
Hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR)
Hệ thống tuần hoàn khí xả (tên viết tắt EGR) sẽ đưa khí thải hòa chung với khí nạp ban đầu giúp giảm nồng độ NOx. Khi xe vận hành lâu, van điều khiển tuần hoàn khí xả, cùng hệ thống đường ống sẽ bị tắc do bám bẩn, bám muội than. Nếu bị tắc, sẽ có đèn nháy thông báo từ Check Engine.
Van hằng nhiệt bị kẹt
Lốc máy chứa động cơ có thể bị nóng quá mức khi van hằng nhiệt gặp vấn đề. Bộ phận này giữ vai trò điều tiết tuần hoàn nước, giúp động cơ luôn được giữ ở mức tối ưu trong khoảng 80 - 95 độ C. Lái xe lâu ngày không bảo dưỡng là lý do tạo thành trục trặc như kẹt, nghẽn van hằng nhiệt. Nếu không xử lý sớm có thể tạo thành hiện tượng bỏ máy ở động cơ xe.
Van hẳng nhiệt giúp tưới nước làm mát động cơ
Cảm biến khí nạp vào buồng lái sai lệch
Lưu lượng khí nạp vào động cơ được tối ưu thông qua cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF). Sở dĩ có bộ phận này nhằm đo lưu lượng khí nạp vào trong buồng đốt, từ đó điều chỉnh nhiên liệu cùng thời điểm đánh lửa phù hợp.
Khi xe vận hành lâu ngày, bộ phận cảm biến có thể bám bụi bẩn, nghẽn, tắc. Thông tin chuyển về bị sai lệch gây ảnh hưởng tới hệ thống động cơ. Khi ECM phát hiện cảm biến khí nạp bị lỗi, biểu tượng Check Engine tại đồng hồ sẽ bật sáng.
Bộ phận đo cảm biến oxy trục trặc
Lượng Oxy dư sau khi được đốt tại động cơ, trở thành khí thải sẽ được đo lường và trả lại thông tin về ECM. Trên cơ sở thông tin này, hệ thống sẽ điều chỉnh tỷ lệ khí, nhiên liệu để vận hành tối ưu nhất.
Cảm biến Oxy hỏng gây tiêu hao nhiều nhiên liệu trong quá trình đốt cháy
Khi cảm biến Oxy bị sai lệch, quá trình đốt cháy kém hiệu quả, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Đèn Check Engine sẽ nháy sáng khi phát hiện ra lỗi này ở cảm biến Oxy.
Cách xử lý khi xe báo sáng đèn Check Engine
Khi đèn báo Check Engine, tùy từng trường hợp mà xe vẫn hoạt động như thường. Theo kinh nghiệm lái xe, tài xế không nên chủ quan do lỗi xe có thể nghiêm trọng hơn, tốn nhiều chi phí sửa chữa hơn. Quá trình hoạt động của động cơ cần sự phối kết hợp của nhiều bộ phận. Khi bộ phận bất kỳ hư hỏng, có thể tạo thành ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác.
Dưới đây là cách xử lý xe báo sáng Check Engine:
-
Xác định vấn đề đèn nháy Check Engine: Ngay khi đèn “cá vàng” tại đồng hồ sau vô lăng nháy sáng, chủ xe tắt máy và kiểm tra ngay. Một số dòng xe còn hiển thị đèn nháy đỏ để cảnh báo tài xế dừng việc điều khiển ngay lập tức.
-
Đi với tốc độ trung bình: Chủ xe nên dừng xe để kiểm tra có dấu hiệu hỏng hóc ở động cơ không. Nếu xe đang chở nhiều hàng hóa, cần tháo dỡ hàng nhanh chóng, giảm hư hỏng và tránh được chi phí sửa chữa tốn kém. Để an toàn, hãy lái với tốc độ dưới 40km/h.
-
Kiểm tra đã vặn nắp bình xăng hay chưa: Trường hợp đèn báo sáng ngay sau khi bơm xăng, người lái dừng xe, kiểm tra nắp xăng được vặn và đậy chặt hay không. Đèn sẽ bật sáng khi phát hiện dấu hiệu rò rỉ nhiên liệu bên trong bộ phận này.
-
Tìm tới trung tâm sửa chữa: Nếu đèn Check Engine nhấp nháy liên tục, đây là dấu hiệu có tình huống khẩn cấp. Xe tiếp tục di chuyển có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống vận hành, cá biệt khiến xe bốc cháy. Hãy liên hệ trung tâm sửa chữa nhằm tận hưởng dịch vụ sửa chữa nhanh chóng, an toàn.
Liên hệ với trung tâm sửa chữa khi xe báo Check Engine
Xe báo đèn Check Engine có nguy hiểm không?
Nhiều nguyên nhân tạo thành hiện tượng sáng đèn Check Engine. Có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, nhưng cũng có những vấn đề khởi nguồn không nghiêm trọng, có thể xử lý dễ, nhanh chóng. Mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau, tùy theo nguyên nhân gây ra Check Engine cùng tình trạng sai lỗi, hỏng hóc thực tế.
Khi đồng hồ sau vô lăng hiện đèn check engine, chiếc xe đang gặp sai lỗi ở động cơ hoặc các bộ phận liên quan. Chủ xe cần nắm được check engine bật sáng do đâu, từ đó có các cách xử lý kịp thời, chuẩn xác nhất.
Nhằm tìm hiểu thêm về chi phí vận hành của xe cũng như so sánh chi phí giữa các dòng xe, Nuoixe.vn ra mắt Công cụ tính chi phí sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Công cụ này sẽ giúp bạn nắm được số tiền phải bỏ ra để nuôi xe trong một tháng hoặc so sánh chi phí vận hành giữa các dòng xe khác nhau, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình.